Dr Su Hsien Ching David
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Giày cao gót là phụ kiện thời trang phổ biến của nhiều phụ nữ. Nhưng theo nghiên cứu, việc sử dụng giày cao gót thường xuyên có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng "gập gan bàn chân" (kiễng chân) không tự nhiên và gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe về lâu dài.
Cột sống – Đi giày cao gót khiến cột sống của bạn lắc lư không tự nhiên, gây áp lực lên cơ dựng thắt lưng, dẫn đến đau vùng thắt lưng.
Đầu gối – Giày cao gót đặt thêm trọng lượng lên phần trong đầu gối và khớp gối, làm tăng nguy cơ chấn thương xoắn ở đầu gối.
Bàn chân – Giày cao gót khiến trọng lượng cơ thể dồn vào phần mu bàn chân. Ngoài những vấn đề như chai chân, phồng rộp, sự phân bổ trọng lượng không đều này có thể gây chèn ép dây thần kinh, sưng khớp và viêm gân Achilles.
Giãn tĩnh mạch – Giày cao gót buộc mắt cá chân của bạn phải uốn cong về phía trước, hạn chế lưu thông máu ở chi dưới và dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch. Hậu quả có thể là tình trạng vỡ tĩnh mạch, sưng tấy và đau ở chân.
Bắp chân – Đi giày cao gót trong thời gian dài làm rút ngắn các cơ và gân ở bắp chân, dẫn đến cứng khớp, giảm biên độ vận động và tăng nguy cơ căng cơ, bong gân và chấn thương chi dưới.
Để giảm đau tức thì: Duỗi bàn chân bằng cách đứng cạnh tường. Đặt một quả bóng tennis dưới vòm bàn chân, giữ gót chân trên sàn và để trọng lượng cơ thể chìm xuống trong 30 giây. Nhấc trọng lượng cơ thể khỏi quả bóng rồi từ từ lăn bàn chân qua trái, phải, từ gót đến các ngón chân trong vòng 1 phút. Lặp lại với bàn chân còn lại.
Ngoài ra, xoa bóp lòng bàn chân bằng cách dùng ngón tay cái để chầm chậm xác định các điểm nhạy cảm. Giữ mỗi điểm nhạy cảm với lực vừa phải và lắc bàn chân cho đến khi cơn đau giảm bớt. Lặp lại với các điểm nhạy cảm khác.
Để quản lý cơn đau dài hạn: Nếu giày cao gót gây ra các vấn đề lâu dài, nhưng bạn vẫn muốn mang chúng trong một số dịp, hãy giảm tần suất mang chúng. Tuy nhiên, nếu cơn đau và sưng ở bàn chân trở nên nghiêm trọng đến mức bạn không thể uốn cong ngón chân, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.