Dr Ramesh Subramaniam
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Bác sĩ Ramesh Subramaniam của Bệnh Viện Mount Elizabeth giải thích tầm quan trọng của việc điều trị sớm các chấn thương thể thao nhằm phòng tránh những vấn đề trong tương lai.
Chấn thương thể thao thường do làm dụng (lạm dụng), khởi động không đủ, dùng cơ bắp và dây chằng quá gắng sức, hoặc các tai nạn không may như té ngã hoặc đụng vào người chơi khác.
Có 2 dạng chấn thương thể thao.
Chấn Thương Cấp Tính diễn ra đột ngột, như trẹo khớp cổ chân, căng lưng, và gãy xương. Tùy thuộc vào dạng chấn thương, các triệu chứng chấn thương cấp tính bao gồm:
Chấn Thương Mãn Tính diễn ra sau khi chơi môn thể thao đó hoặc tập luyện trong thời gian dài. Triệu chứng chấn thương mãn tính bao gồm:
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sẽ có rủi ro cao hơn gặp phải chấn thương cơ bắp và khớp lặp đi lặp lại nếu bạn không phục hồi hoàn toàn từ chấn thương ban đầu. Điều quan trọng là sau khi gặp một chấn thương, bạn cần nhanh chóng tìm kiếm chăm sóc y tế, nhận chẩn đoán chính xác và trải qua quá trình phục hồi chức năng. Đôi khi, nếu gặp phải tổn thương cấu trúc từ chấn thương đó, phẫu thuật có thể sẽ cần thiết cho việc khôi phục lại trạng thái ban đầu hoặc sửa chữa tổn thương.
Sau đây là một vài chấn thương thể thao có thể gây ra vấn đề trong tương lai nếu không được điều trị nhanh chóng và thỏa đáng.
Chấn thương đầu gối rất phổ biến trong các môn thể thao như bóng đá, bóng bầu dục, bóng rổ, bóng lưới. Chúng cũng phổ biến trong hoạt động trượt tuyết. Trong các môn thể thao và các hoạt động này, đầu gối phải chịu đựng các lực từ các chuyển động xoay và xoắn của chi dưới. Điều này đặt một áp lực không đúng lên các dây chằng của đầu gối, dây chằng có thể bị căng hoặc rách hoàn toàn.
Người ta thường thuật lại cảm giác như tiếng "rắc" hoặc "bụp" trong khớp gối khi xuất hiện một chuyển động xoay gối đột ngột. Đầu gối sau đó bắt đầu sưng lên, và việc tiếp tục chơi môn thể thao này trở nên bất khả thi. Điều này rất thường dẫn đến tình trạng chấn thương dây chằng ở khớp, dẫn đến tình trạng chảy máu ở trong khớp (haemarthrosis).
Triệu chứng và dấu hiệu chấn thương đầu gối thay đổi tùy theo dạng chấn thương và bộ phận của đầu gối bị tổn thương. Các triệu chứng sau có thể là biểu hiện của chấn thương đầu gối:
Dây chằng chéo là các dây chằng nằm ở giữa khớp gối. Tình trạng rách các dây chằng này khiến cho khớp trở nên không ổn định. Sự không ổn định của khớp gối sẽ dẫn đến chấn thương lặp đi lặp lại ở đầu gối, và làm mòn sụn trong thời gian dài.
Vì những lý do này, điều quan trọng là phải chụp cộng hưởng từ khớp gối và cân nhắc phẫu thuật tái tạo dây chằng, nếu nghi ngờ dây chằng bị đứt. Tái tạo dây chằng đầu gối đã được chứng minh là có khả năng trì hoãn tình trạng thoái hóa sụn hoặc viêm xương khớp đầu gối.
Bên cạnh các dây chằng, sụn chêm của khớp gối cũng có thể bị chấn thương. Sụn chêm là "miếng đệm" hoặc mô mềm giảm xóc trong khớp gối. Sụn chêm bị rách có thể dẫn đến sưng đầu gối và hạn chế chuyển động của đầu gối. Không giải quyết kịp thời tình trạng rách sụn chêm sẽ dẫn đến các chấn thương sụn về lâu dài.
Điều trị chấn thương đầu gối phụ thuộc vào phần đầu gối bị thương và mức độ chấn thương.
Các chấn thương nhẹ như căng hoặc bong gân đơn giản có thể được điều trị tại nhà bằng phương pháp RICE. Phương pháp này cũng có thể được dùng như cứu trợ ban đầu cho một chấn thương nghiêm trọng. Phương pháp RICE bao gồm các bước sau:
Vật lý trị liệu có ích trong việc tăng cường sức mạnh và kéo giãn các cơ bắp xung quanh đầu gối, cũng như cho phép vận động cơ học tốt hơn ở chân và đầu gối để hỗ trợ việc ngăn ngừa chấn thương trong tương lai.
Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn các kỹ thuật giảm đau, băng cố định đầu gối, các bài tập tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt, và các kỹ thuật phục hồi sức khỏe đi kèm.
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen có thể hỗ trợ điều trị đau nhức và viêm từ các chấn thương nhẹ hoặc mãn tính.
Phẫu thuật có thể sẽ cần thiết cho các trường hợp đứt dây chằng hoặc rách sụn chêm nghiêm trọng, gãy xương hoặc trật khớp gối. Một vài chấn thương cấp tính, ví dụ như những trường hợp có tác động mạnh hoặc tổn thương nhiều phần ở đầu gối, có thể cần đến phẫu thuật khẩn cấp.
Hầu hết phẫu thuật đầu gối đều có thể thực hiện qua kỹ thuật nội soi, tại đó một chiếc camera được sử dụng và các lỗ nhỏ được khoan vào đầu gối để đưa dụng cụ vào. Bằng cách này, chấn thương có thể được chữa trị mà không cần mổ mở đầu gối bằng một đường rạch lớn.
Phẫu thuật mở có thể cần thiết khi chấn thương nghiêm trọng hơn và toàn bộ khớp cần phải được mở ra để sửa chữa.
Trẹo mắt cá chân là một tình trạng rất phổ biến. Bạn không nhất thiết phải đang chơi thể thao để bị trẹo mắt cá. Một cái bước hụt, hay vấp ngã khi đang đi bộ hoặc trượt chân trên mặt ướt có thể gây ra chấn thương phổ biến này. Khi mắt cá chân bị trẹo, các dây chằng, là các mô ổn định khớp, bị đứt một phần hoặc toàn bộ. Dù các dây chằng này có khả năng lành lại, vẫn có rủi ro trẹo chân cao hơn trong tương lai.
Các dấu hiệu và triệu chứng của trẹo mắt cá chân thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Các lời khuyên sau đây rất có ích trong việc phòng ngừa trẹo hoặc tái trẹo mắt cá chân
Trẹo mắt cá chân không được điều trị nhanh chóng cũng có thể gây ra tình trạng sưng kéo dài và cứng khớp mãn tính.
Điều này sẽ ảnh hưởng các khớp khác ở chi dưới trong suốt chu trình dáng đi, và có thể gây ra đau ở đầu gối và hông trong tương lai.
Đối với tình trạng trẹo mắt cá chân nhẹ mà bạn có thể tự điều trị tại nhà, áp dụng phương pháp RICE trong 2 hoặc 3 ngày đầu tiên:
Các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, naproxen hoặc paracetamol thường đủ để xoa dịu cơn đau do trẹo mắt cá chân.
Việc phục hồi chức năng không đầy đủ đối với tình trạng trẹo mắt cá chân có thể dẫn đến hiện tượng cảm nhận thân thể kém (khả năng cảm nhận vị trí và hoạt động của các khớp bởi não bộ của bạn), và mất cân bằng trong các hoạt động tương lai. Một ưu tiên trọng yếu trong vật lý trị liệu sau trẹo mắt cá chân là phục hồi khả năng cảm nhận thân thể và cân bằng của khớp.
Điều vô cùng quan trọng là cơn đau kéo dài từ trẹo mắt cá phải được một bác sĩ đánh giá. Chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ rất hữu ích trong việc loại trừ chấn thương sụn xương. Tình trạng này đề cập đến tổn thương cấu trúc cho xương và sụn của xương sên trong mắt cá.
Tổn thương về cấu trúc có thể cần đến can thiệp phẫu thuật, hoặc có thể có vấn đề trong tương lai dài ảnh hưởng đến việc chịu trọng lượng và các chức năng mắt cá chân.
Phẫu thuật có thể bao gồm việc sửa chữa hoặc tái tạo dây chằng.
Khớp vai có một cấu trúc độc đáo vì nó cho phép nhiều sự linh động trên các mặt phẳng khác nhau. Điều này cho phép chúng ta dùng các chi trên để thực hiện nhiều hoạt động, môn thể thao, và các bài tập luyện khác nhau. Bên cạnh bộ xương, các mô cấu trúc mềm như cơ vòng xoay và gân, sụn viền vai, và các dây chằng xung quanh vai kiểm soát sự ổn định của nó.
Các mô mềm này có thể bị chấn thương trong các tai nạn thể thao, đặc biệt khi vai bị tác động mạnh, một tình trạng phổ biến trong các môn thể thao va chạm như đá bóng, bóng bầu dục, võ thuật, và quyền anh.
Chấn thương vai cũng có thể thường xuyên xảy ra khi tham gia vào các hoạt động liên quan đến vận động liên tục lặp đi lặp lại ở khu vực phía trên đầu, như bơi lội, tennis, phát bóng, và cử tạ. Các chấn thương cũng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động hàng ngày, như rửa tường, treo rèm, và làm vườn.
Các chấn thương ở mô mềm ở vai này thường xuất hiện cùng với cơn đau kéo dài hoặc cảm giác không ổn định ở vai. Chúng cần được đánh giá bằng hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI), vì tia X có thể không đủ khả năng chẩn đoán chúng. Lời khuyên được đưa ra là nên tìm kiếm ý kiến chuyên gia chỉnh hình cho các chấn thương vai loại này, để có được các lựa chọn điều trị khác nhau.
Chấn thương vai có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Các lời khuyên sau đây có thể hỗ trợ phòng ngừa chấn thương vai trong thể thao:
Phần lớn các chấn thương này được điều trị bằng vật lý trị liệu, nhưng có những tình huống gây ra tổn thương cấu trúc cho sụn viền vai và gân vòng xoay, phẫu thuật là cực kỳ cần thiết. Việc thất bại trong việc giải quyết những chấn thương này có thể dẫn đến tổn thương lan rộng hơn ở vai, và những vấn đề phức tạp hơn trong tương lai.
Tình trạng viêm gân ở vai có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu. Viêm mãn tính không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương gân và thậm chí phát triển nghiêm trọng thành hoàn toàn đứt gân. Khi điều này xảy ra, một cơn đau dai dẳng có thể hiện diện, cùng với việc không có khả năng nâng vai do sự yếu sức. Gân bị đứt mà không được điều trị có thể kéo theo tình trạng viêm khớp vai lan rộng.
Sụn viền vai là một mô mềm giúp làm sâu hốc khớp vai. Nó có thể bị rách khi vai bị trật khớp hoàn toàn hoặc một phần. Sụn viền vai bị rách sẽ khiến khớp vai không ổn định, và một khớp không ổn định sẽ bị hao mòn trong dài hạn. Vì vậy, việc tìm kiếm phẫu thuật sửa chữa cho tình trạng sụn viền vai bị rách thường được khuyên một cách nghiêm túc.
Chấn thương hệ cơ xương là hiện tượng phổ biến với các môn thể thao và hoạt động thể chất. Khởi động đúng cách và điều kiện thể lực tốt là cần thiết để phòng ngừa những chấn thương này. Tuy nhiên, khi một chấn thương ập đến, điều quan trọng là phải tìm kiếm trợ giúp y tế để đánh giá chấn thương và cân nhắc các phương án điều trị sớm. Việc bỏ bê một chấn thương thể thao hay tiếp tục thực hiện hoạt động dù đang đau hay sưng có thể gây thêm tổn thương cho các khớp và cơ thể trong tương lai.
Sau đây là một vài bước bạn có thể thực hiện để phòng ngừa chấn thương thể thao: