Alefia Arshad Vasanwala
Dietitian
Nguồn: Shutterstock
Dietitian
Nhân dịp lễ Deepavali, chúng ta cùng tìm hiểu về đặc tính của các loại gia vị Ấn Độ phổ biến làm nên nền tảng của ẩm thực Ấn Độ nổi tiếng, và xem xét những lợi ích tiềm năng mà chúng mang lại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là một số lợi ích này được rút ra từ thời kỳ Ayurveda cổ xưa, và nghiên cứu khoa học về thảo dược và gia vị vẫn còn hạn chế.
Bạch đậu khấu xay thường được sử dụng để tăng hương vị cho trà, cà ri và cơm. Lượng sử dụng thường ít bởi quá nhiều sẽ át đi những hương vị nhẹ hơn trong món ăn.
Loại gia vị thơm ngon này chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe và đã được sử dụng trong y học cổ truyền qua nhiều thế kỷ. Một số bằng chứng cho thấy rằng thảo dược này có đặc tính chống oxy hóa và có khả năng sản sinh các hợp chất có thể giúp chống lại tế bào ung thư.
Các chất chống oxy hóa có nhiều trong bạch đậu khấu giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương và ngăn chặn viêm nhiễm.
Bạch đậu khấu từ lâu đã được sử dụng để làm thơm miệng và cải thiện sức khỏe răng miệng. Điều này có liên quan đến khả năng chống lại vi khuẩn miệng thông thường.
Loại gia vị này được sử dụng trong món karanji (bánh bột nhỏ nhân hạt anh túc, dừa nạo, đường, các loại hạt và bạch đậu khấu) và mithai (món tráng miệng tổng hợp của Ấn Độ).
Thành phần dầu của loại gia vị thơm này chứa rất nhiều cinnamaldehyde, một hợp chất mà các nhà khoa học tin rằng nó chịu trách nhiệm cho hầu hết tác động mạnh mẽ của quế lên sức khỏe và quá trình trao đổi chất.
Một nghiên cứu so sánh 26 loại gia vị đã xếp quế đứng đầu về lượng chất chống oxy hóa cao, vượt qua tỏi và oregano. Đặc tính chống viêm của quế có thể ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do gây hại cho tế bào và hệ thần kinh, đồng thời cũng giúp giảm mức cholesterol.
Quế chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như polyphenol có thể bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn hại do quá trình oxy hóa bởi các gốc tự do. Những chất chống oxy hóa này có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, có thể giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng và sửa chữa các mô bị tổn thương.
Quế đã được chứng minh có khả năng giảm mức cholesterol tổng thể, cholesterol xấu (LDL) và triglycerid, trong khi vẫn duy trì mức cholesterol tốt (HDL). Các hợp chất đặc biệt trong quế có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Quế thường được sử dụng trong món keema (thịt cừu nêm gia vị kiểu Ấn), chicken dhansak (một món cà ri Ấn Độ), và namkeens (món ăn vặt đậm vị của Ấn Độ).
Hạt và lá của cây rau mùi thường xuất hiện trong nền ẩm thực Ấn Độ với vai trò là gia vị và nguyên liệu trang trí, đồng thời là nguyên liệu chính trong garam masala (hỗn hợp gia vị được xay nhuyễn).
Loại siêu thực phẩm này khẳng định có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, được biết đến với công dụng giúp hạ huyết áp, đường huyết và mức cholesterol.
Hạt, nước chiết, và dầu từ rau mùi đều có thể giúp hạ mức đường huyết bằng cách gia tăng sự bài tiết insulin từ các tế bào beta của tuyến tụy. Những người có đường huyết thấp hoặc đang sử dụng thuốc trị bệnh tiểu đường nên thận trọng khi dùng rau mùi.
Bạn thường thấy hương vị rau mùi trong món aloo tikki (phiên bản món rán hoặc bánh khoai tây cắt miếng của Ấn Độ) hoặc samosa (bánh bột chiên hoặc nướng hình tam giác có nhân khoai tây, hành tây, đậu Hà Lan hoặc đậu lăng).
Hạt thì là từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền và là nguồn cung cấp sắt dồi dào.
Hạt thì là giàu chất chống oxy hóa, đồng thời được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng hạt thì là cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa và giúp giảm nhiễm trùng do thực phẩm. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bột hạt thì là, khi được bổ sung vào chế độ ăn ít calo, có thể giúp giảm cân.
Hạt thì là có thể làm giảm lượng đường trong máu ở một số người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác trên người đã cho kết quả không đồng nhất và do đó cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận lợi ích của hạt thì là đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Hạt thì là được sử dụng trong một món ăn nhẹ phổ biến của Ấn Độ có tên là murukku (cuộn bột gạo và gia vị chiên giòn). Tuy nhiên, món ăn nhẹ này nên được thưởng thức ở mức độ vừa phải do giàu chất béo và có thể dẫn đến tăng cân.
Nghiên cứu cho thấy gừng chứa hàng trăm hợp chất và chất chuyển hóa, một số trong đó có thể góp phần chữa bệnh và nâng cao thể trạng.
Gừng từ lâu đã được biết có tác dụng giảm buồn nôn, đau và chống viêm, đồng thời cải thiện tiêu hóa thức ăn.
Gừng được coi là có tác dụng giảm buồn nôn, đau và chống viêm từ rất lâu. Gừng đặc biệt có hiệu quả đối với chứng buồn nôn liên quan đến thai nghén như ốm nghén. Ngoài ra, gừng cũng được cho là có hiệu quả tương đương với thuốc đối với chứng đau bụng kinh. Phần lớn các đặc tính có lợi của gừng đến từ gingerol, có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.
Những người sử dụng gừng để điều trị bệnh viêm xương khớp đã thấy các triệu chứng đau và cứng khớp thuyên giảm đáng kể, đặc biệt là đối với trường hợp viêm xương khớp ở đầu gối. Tuy nhiên, một số người có thể không thích mùi vị của gừng hoặc có thể bị khó chịu ở dạ dày.
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng gừng có thể có khả năng chống lại bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy gừng cải thiện đáng kể mức HbA1c cũng như các dấu hiệu sinh hóa khác biểu hiện nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mặc dù vậy, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người để xác nhận khẳng định này.
Gừng là một nguyên liệu thiết yếu trong ẩm thực Ấn Độ, có thể tìm thấy trong các món ăn như đậu gà hầm, aloo gobi (món khoai tây và súp lơ), matar paneer (phô mai và đậu Hà Lan trong sốt cà chua), dal makhani (đậu lăng nấu với bơ) và nhiều món khác.
Loại gia vị màu vàng tươi này mang lại màu sắc đặc trưng cho nhiều món ăn Ấn Độ. Nghệ là một họ hàng của gừng, được biết đến với đặc tính chống viêm, hương vị và màu sắc đậm đà trong các món cà ri.
Nghệ đã được sử dụng ở Ấn Độ hàng nghìn năm như một loại gia vị và thảo dược. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghệ chứa các hợp chất có đặc tính y học, quan trọng nhất trong số đó là curcumin, thành phần hoạt chất chính trong nghệ. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy các curcuminoid từ nghệ có thể làm hạn chế số lượng cơn đau tim ở bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
Curcumin trong nghệ có tác động tích cực đối với mức yếu tố thần kinh có nguồn gốc từ não bộ (BDNF), có liên quan đến quá trình trì hoãn hoặc thậm chí đảo ngược nhiều bệnh về não và sự suy giảm chức năng não do tuổi tác.
Một nghiên cứu quy mô nhỏ đã cho thấy curcumin có thể giúp đỡ các bệnh nhân bị trầm cảm. Điều này cũng có thể liên quan đến tác động của nó đối với việc tăng cường mức BDNF – chất dẫn truyền thần kinh liên đới với trầm cảm. Đồng thời có một số bằng chứng cho thấy curcumin có thể tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh trong não, bao gồm serotonin và dopamine.
Nghệ cũng được sử dụng như một dạng thực phẩm chức năng để điều trị viêm khớp, cũng như các vấn đề về dạ dày, da, gan và túi mật.
Lưu ý: Mặc dù các loại gia vị được bổ sung vào ẩm thực Ấn Độ nổi tiếng mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng những món ăn này, đặc biệt là món ăn nhẹ trong các thời kỳ lễ hội, có thể chứa hàm lượng đường hoặc chất béo cao. Vì vậy, hãy lưu ý và luôn tiêu thụ mọi thứ ở mức độ vừa phải!