Dr Tay Liang Kiat
Bác sĩ da liễu
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ da liễu
Chàm, thường được biết đến với tên viêm da dị ứng, là bệnh lý gây ngứa, viêm các vùng da trên cơ thể.
Chàm là loại bệnh lý lâu năm (mãn tính) có xu hướng bùng phát định kỳ. Những người mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh chàm có nguy cơ mắc phải căn bệnh về da này cao hơn. Chàm không lây lan.
Triệu chứng của bệnh chàm có thể thay đổi tùy người. Một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh chàm bao gồm:
Các triệu chứng của bệnh chàm có thể bắt đầu từ thời thơ ấu và tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, gần một nửa trong số trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh chàm sẽ hết hoàn toàn hoặc các triệu chứng được cải thiện đáng kể khi bước vào tuổi dậy thì.
Đối với một số người, bệnh có thể khởi phát trong những năm niên thiếu và biến mất khi trưởng thành.
Với số khác, bệnh chàm có thể là một bệnh lý theo suốt cuộc đời. Sẽ có thời gian các triệu chứng biến mất (gọi là giai đoạn thuyên giảm) và những thời điểm khác triệu chứng trầm trọng hơn (gọi là đợt bùng phát).
Khi hầu hết mọi người đề cập đến bệnh chàm, họ thường ám chỉ viêm da dị ứng vì đây là dạng chàm phổ biến và mãn tính nhất. Sau đây là các loại bệnh chàm phổ biến khác, triệu chứng của những loại này có thể trùng khớp với triệu chứng riêng của bạn:
Bệnh lý về da này xuất hiện khi da bạn tiếp xúc với chất gây kích ứng hay chất gây dị ứng, dẫn đến phát ban đỏ gây ngứa hoặc thậm chí phồng rộp. Tình trạng viêm thường biến mất sau khi điều trị và chất gây kích ứng được loại bỏ.
Loại chàm này gây ra các mảng đỏ hình tròn trên da và thường ảnh hưởng đến vùng chân. Nó có thể bị nhầm là nhiễm nấm.
Viêm da cơ địa thể chốc lở, còn được gọi là viêm da cơ địa ở bàn tay, bàn chân hoặc pompholyx, gây ra các mụn nước nhỏ trên tay, ngón tay và lòng bàn chân. Nó thường xuất hiện ở người trưởng thành dưới 40 tuổi, mặc dù có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
Triệu chứng của bệnh chàm thể chốc lở thường bắt đầu bằng cảm giác ngứa dữ dội và bỏng rát ở da bàn tay và ngón tay. Sau đó phát triển thành mụn nước nhỏ gây ngứa trên lòng bàn tay và các mặt của ngón tay, chúng có thể rỉ nước.
Viêm da tiết bã nhờn gây ra những mảng phát ban có vảy đỏ, gây ngứa trên các vùng da dầu ở da đầu, lông mày, mí mắt, hai bên cánh mũi và sau tai.
Nguyên nhân gây bệnh chàm chưa được hiểu thấu đáo, nhưng được cho là sự kết hợp của hàng rào bảo vệ da bị rối loạn chức năng và một hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, có thể phản ứng mạnh mẽ khi tiếp xúc với các chất kích ứng. Các tác nhân kích thích bệnh chàm bao gồm:
Dù sống chung với bệnh chàm đôi khi gây khó khăn, có một số cách bạn có thể áp dụng giúp kiểm soát bệnh chàm tốt hơn:
Nếu cần hỗ trợ kiểm soát cơn ngứa của bệnh chàm, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng histamine. Ví dụ về các thuốc kháng histamine điều trị bệnh chàm bao gồm:
Các loại kem steroid có độ mạnh khác nhau có thể được sử dụng để điều trị viêm da chàm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và diện tích phát ban. Bác sĩ có thể giải thích cách sử dụng kem đúng cách và theo dõi các tác dụng phụ. Ngoài ra còn có các loại kem không chứa steroid để điều trị viêm da, thường được sử dụng cho các vùng da nhạy cảm trên mặt và mí mắt.
Nếu bạn gặp đợt bùng phát khó chịu, bạn có thể phải điều trị chuyên sâu tại chỗ bằng băng ướt (wet wraps) hoặc sử dụng một liệu trình steroid đường uống. Thuốc uống có thể cần thiết để điều trị bất kỳ nhiễm trùng da nào hoặc bệnh chàm bị nhiễm trùng.
Nếu đợt bùng phát diễn ra nhiều lần hoặc bệnh chàm trở nên khó kiểm soát, bạn có thể cần sự can thiệp sâu hơn trong điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kiểm soát hệ miễn dịch (ví dụ như ciclosporin, azathioprine, hoặc thuốc tiêm sinh học mới dupilumab). Liệu pháp quang học có thể là một lựa chọn khác.
Các xét nghiệm dị ứng có thể được thực hiện cho một số loại chàm nhất định và nhằm xác định các chất tiềm ẩn mà da của bạn có thể bị dị ứng.
Xét nghiệm lấm chân trên da có thể kiểm tra đồng thời 50 chất khác nhau, như phấn hoa, nấm mốc, vảy lông động vật, mạt bụi và thực phẩm. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách nhẹ nhàng châm lên bề mặt da bằng kim và đặt những giọt chiết xuất từ chất gây dị ứng nhỏ vào bề mặt da. Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ chất nào được xét nghiệm, một vết sưng tấy, đỏ và ngứa sẽ xuất hiện.
Xét nghiệm áp được làm để xem liệu một chất cụ thể có gây viêm da dị ứng hay không. Các chất được xét nghiệm có thể bao gồm cao su, nước hoa, chất bảo quản và kim loại. Xét nghiệm có thể được sử dụng để phát hiện các phản ứng dị ứng mất vài ngày để phát triển. Các chất gây dị ứng được thoa lên miếng dán sau đó đặt lên da của bạn, hoặc trên cánh tay hoặc lưng trong 48 giờ. Vùng da bị kích thích tại vị trí đặt miếng dán có thể là dấu hiệu của dị ứng.
Chưa có mối liên hệ rõ ràng nào được tìm thấy giữa bệnh chàm và dị ứng thực phẩm. Một số người mắc bệnh chàm cũng được chẩn đoán là dị ứng thực phẩm, do đó phải tránh một số loại thực phẩm nhất định để ngăn ngừa tình trạng gây ra hoặc làm trầm trọng hơn viêm da.
Một số loại thực phẩm mà mọi người thường bị dị ứng, và đó có thể là yếu tố gây bùng phát bệnh chàm, bao gồm trứng, sữa, đậu nành và lúa mì.
Đến gặp bác sĩ da liễu nếu bạn:
Nếu hiện tại bạn đang mắc bệnh chàm, đừng nản lòng. Hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu và bắt đầu thực hiện các bước kiểm soát bệnh lý này.