Dr Lee Chee Siang Bernard
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Loãng xương là một tình trạng bệnh ảnh hưởng đến xương. Xương liên tục bị thoái hóa và thay thế, và loãng xương xảy ra khi tốc độ thoái hóa xương nhanh hơn tốc độ thay mới. Điều này khiến xương trở nên yếu và giòn, dễ bị gãy. Phụ nữ châu Á đặc biệt dễ gặp phải tình trạng này.
Hãy mường tượng thế này: Bạn đang ở chợ mua cá và rau, và bạn nhìn thấy một người phụ nữ lớn tuổi phía trước bạn trượt ngã. Do loãng xương - bệnh đã làm yếu xương của bà - xương hông của bà bị gãy và bà không thể đứng dậy được. Ai đó đã phải gọi xe cứu thương để đưa bà đến bệnh viện.
Điều này nghe có vẻ đáng báo động với bạn, nhưng tình huống này diễn ra hơn 6 lần mỗi ngày tại Singapore, và đang ngày càng phổ biến hơn do dân số già hóa. 1 trong 4 người bị gãy xương hông cũng qua đời trong vòng 12 tháng sau chấn thương.
Loãng xương phổ biến hơn ở nữ giới so với nam giới. Phụ nữ có nguy cơ cao mắc phải loãng xương nếu họ đã:
Tương tự, nam giới có mức testosterone thấp cũng đối mặt với nguy cơ mắc loãng xương cao hơn.
Tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn, cũng như vóc dáng nhỏ bé hoặc mảnh mai bởi vì điều này thường có nghĩa là bạn có khối lượng xương thấp hơn.
Những người dùng thuốc dài hạn như steroid dài ngày, được sử dụng cho các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn và viêm thấp khớp, cũng có thể mắc bệnh loãng xương.
Lưu ý là một số loại thuốc Đông y cũng có thể chứa lượng đáng kể steroid.
Các thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá và uống rượu quá mức cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
Khối lượng xương của bạn đạt mức cao nhất khi bạn ở độ tuổi 20. Sau 30 tuổi, khối lượng xương sẽ bắt đầu suy giảm. Những bà mẹ đang cho con bú đặc biệt mất khối lượng xương đáng kể trong giai đoạn này.
Vì vậy, việc tăng cường khối lượng xương nhiều nhất có thể trong độ tuổi trẻ là hết sức quan trọng.
Ăn uống lành mạnh và lối sống năng động có thể giúp xây dựng xương chắc khỏe khi bạn còn trẻ.
Một chế độ ăn lành mạnh với đủ canxi và vitamin D rất quan trọng để xương chắc khỏe. Bạn có thể cung cấp nhiều canxi hơn thông qua các lựa chọn thực phẩm, bằng các ăn nhiều các sản phẩm sữa, rau lá xanh và các sản phẩm từ đậu nành, trong khi vitamin D có thể được sản xuất bởi da của bạn thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đúng mức.
Tập thể dục thường xuyên, các bài tập tăng cường sức mạnh và các bài tập chịu trọng lượng cũng tạo áp lực cho xương và kích thích xương trở nên chắc hơn.
Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao hơn do một số lý do.
Phụ nữ đến tuổi mãn kinh có mức oestrogen giảm sút, dẫn đến khối lượng xương giảm sút.
Khối lượng và mật độ xương cũng giảm dần theo tuổi tác. Nguyên nhân là tốc độ phát triển xương mới chậm lại, đến mức độ thoái hóa xương xảy ra nhanh hơn so với tốc độ thay mới.
Bạn có thể đánh giá nguy cơ phát triển loãng xương bằng cách đến gặp bác sĩ gia đình của bạn.
Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm mật độ xương. Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định liệu khối lượng xương của bạn có ở mức bình thường, hơi thiếu hụt (loãng xương nhẹ), hay rất thiếu hụt (loãng xương).
Bác sĩ sẽ có khả năng tư vấn cho bạn liệu bạn có cần được điều trị chống gãy xương hay không.
Vấn đề chính khi mắc bệnh loãng xương là rủi ro gãy xương dễ dàng. Vì vậy, việc điều trị tập trung xoay quanh việc giảm cơ hội gãy xương.
Các bài tập tăng cường sức mạnh và các bài tập chịu trọng lượng thường xuyên như đi bộ nhanh và thái cực quyền (một môn võ thuật của Trung Quốc) có thể giúp giảm tốc độ mất xương.
Các hoạt động như vậy cũng cải thiện sức mạnh cơ bắp và khả năng phối hợp, giảm nguy cơ bị ngã.
Một chế độ ăn lành mạnh với đủ canxi và các vitamin như D và K2 có thể giúp giảm nguy cơ bị gãy xương do loãng xương.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, các loại thuốc đặc trị để làm giảm tốc độ mất xương hoặc tăng mật độ xương có thể được kê đơn. Các loại thuốc này cần được uống trong nhiều năm để làm giảm nguy cơ gãy xương.
Bisphosphonate là một nhóm dược phẩm được biết đến với chức năng ức chế tái hấp thu xương. Chúng giúp ngăn chặn cơ thể tái hấp thu các mô xương. Nhóm thuốc này có thể được uống hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hoặc thậm chí hàng năm.
Được tiêm cách 6 tháng một lần, các sản phẩm sinh học là một hình thức điều trị tương đối mới, có công dụng giúp cải thiện mật độ xương.
Vì mức oestrogen giảm sút là một yếu tố nguy cơ dẫn đến mật độ xương suy giảm, loãng xương đôi khi được điều trị bằng việc sử dụng oestrogen. Tương tự như vậy, testosterone cũng có thể được sử dụng để tăng mật độ xương ở nam giới có mức hormone thấp.
Các liệu pháp liên quan đến hormone khác bao gồm hormone tổng hợp và raloxifene, được biết đến với tên gọi chất biến đổi thụ thể oestrogen có chọn lọc (SERM). Chúng hoạt động theo cách tương tự, nhằm giảm nguy cơ gãy xương.
Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có những rủi ro vì chúng liên quan đến các tác dụng phụ đáng kể như gãy xương bất thường ở xương đùi. Bạn nên thảo luận với bác sĩ về tất cả rủi ro và lợi ích trước khi bắt đầu điều trị.
Bạn nên đi khám bác sĩ để đánh giá tình trạng gãy xương. Một số trường hợp gãy đốt xương sống và xương chậu không yêu cầu điều trị chuyên sâu, ngoại trừ sử dụng thuốc giảm đau, trong khi một số trường hợp gãy khác như gãy xương cổ tay đơn giản có thể hồi phục nhờ sử dụng nẹp.
Mặc dù điều trị bằng nẹp đôi khi có thể giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi, việc hạn chế cử động và khả năng chịu trọng lượng có thể dẫn đến tình trạng cơ bắp và xương mất sức nhanh chóng. Ở người cao tuổi, điều này có thể gây ra mất chức năng cơ bản, khả năng vận động và sống độc lập.
Tuy nhiên, các trường hợp gãy nghiêm trọng hơn có thể cần phải được phẫu thuật để phục hồi chức năng và ngăn chặn các biến chứng trong tương lai.
May mắn thay, với các kỹ thuật chỉnh hình hiện đại, một bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm có thể xử lý tình trạng gãy xương đủ tốt để bệnh nhân có thể sử dụng phần chi thể bị chấn thương sớm, từ đó giúp giữ lại chức năng.
Việc cho phép bệnh nhân đi lại làm giảm cơ hội cơ thể mất điều hòa, yếu ớt, có thể dẫn đến tình trạng bệnh nhân phải ngồi xe lăn hoặc nằm liệt giường. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, khi không thể phục hồi xương hỏng, thay khớp có thể là lựa chọn cần thiết để bệnh nhân lấy lại được chức năng. Điều này thường xảy ra với các trường hợp gãy xương hông, vai và khuỷu tay.
Vật lý trị liệu cũng có thể giúp khôi phục chức năng cho chi thể bị chấn thương sau khi tình trạng gãy xương đã lành, giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, khả năng phối hợp và thăng bằng để giảm thiểu cơ hội bị ngã trong tương lai.
Cuối cùng, bác sĩ của bạn sẽ tư vấn liệu bạn có cần dùng thuốc để giảm rủi ro tiếp tục gãy xương do loãng xương hay không. Các vấn đề y tế khác khiến bạn dễ bị té ngã, như thị lực giảm sút, chóng mặt hoặc huyết áp thấp cũng có thể cần được điều trị. Bác sĩ của bạn cũng có thể cần rà soát các loại thuốc bạn đang sử dụng, vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và mức độ tỉnh táo.
Xây dựng xương chắc khỏe khi còn trẻ bằng việc tập thể dục thường xuyên, các bài tập tăng cường sức mạnh, và một chế độ ăn uống lành mạnh với đủ canxi và vitamin D.
Duy trì sức mạnh cơ bắp, khả năng phối hợp và thăng bằng có thể giúp bạn tránh bị ngã và gãy xương.
Các loại thực phẩm bổ sung và thuốc uống có thể giúp giảm thiểu rủi ro gãy xương.
Canxi, vitamin D, vitamin K2 và các loại thuốc chuyên dụng cho bệnh loãng xương có thể giúp giảm rủi ro gãy xương sau khi bị ngã.
Hãy mau chóng đi gặp bác sĩ và tránh đi lại nhiều nếu bạn bị đau vùng bắp đùi khi đang dùng thuốc loãng xương.
Phẫu thuật sớm có thể phục hồi chức năng, duy trì khả năng sống độc lập, và cải thiện chất lượng cuộc sống.