Dr Lo Ngai Nung
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Tuyệt vời như giai đoạn mang thai, nó cũng mang lại một vài thay đổi về thể chất cho cơ thể bạn và đi kèm với đó, một vài khó chịu ở dạng đau và nhức, đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối cùng. Việc biết những thay đổi nào là bình thường và những gì bạn có thể làm để bản thân cảm thấy thoải mái hơn trong khi chờ đợi ngày đầy hứng khởi chào đón đứa bé của bạn đến với thế giới này sẽ có ích.
Cơ thể bạn thay đổi cùng với sự trưởng thành của em bé. Mặc dù mỗi phụ nữ sẽ có trải nghiệm khác nhau về thai kỳ, họ có thể mong đợi cơ thể thay đổi thành một hình dạng lồi hơn khi bé lớn lên. Trong quá trình này, độ cong của lưng có thể trở nên rõ rệt hơn khi các cơ quan nội tạng di chuyển để dành không gian cho em bé đang lớn. Điều này dĩ nhiên sẽ gây ra sự thay đổi về thăng bằng, đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai được khuyên nên mang giày đế phẳng hoặc đế thấp trong suốt thai kỳ.
Khi thai kỳ tiến triển, cảm giác khó chịu thể chất liên quan đến tình trạng chỉnh hình có thể được trải qua. Dưới đây là một vài dạng phổ biến, với lời khuyên về cách bạn có thể kiểm soát chúng để cảm thấy thoải mái hơn.
Phần lớn phụ nữ mang thai sẽ trải qua đau thắt lưng trong quá trình mang thai. Điều này một phần là do áp lực lên lưng tạo bởi trọng lượng dư thừa được mang theo và sự thay đổi tâm trọng lực khi em bé lớn. Sức nặng thêm vào có thể tạo áp lực lên cơ lưng của họ, dẫn đến co thắt đau. Ở những giai đoạn sau của thai kỳ, hormone relaxin làm nới lỏng các khớp của bạn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, và điều này có thể góp phần tạo ra đau thắt lưng. Nếu bạn thật sự bị đau thắt lưng, hãy biết rằng điều này có thể chỉ là tạm thời và sẽ bớt đau sau khi bạn đã sinh.
Có những điều bạn có thể làm để giải quyết đau thắt lưng. Đầu tiên, việc có một trung tâm cơ thể (core) và lưng khỏe mạnh trước khi mang thai sẽ có ích, vì cơ bắp của bạn sẽ có thể hỗ trợ trọng lượng tăng thêm một cách tốt hơn khi bạn tiến sâu hơn vào thai kỳ. Kể cả trong hai tam cá nguyệt đầu tiên, các bà mẹ tương lai cũng có thể thực hiện tập thể dục cho lưng, được thiết kế để làm lưng mạnh hơn. Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn, hoặc được giới thiệu gặp một chuyên viên vật lý trị liệu, người có thể chia sẻ những bài tập hữu ích sẽ có ích.
Nếu bạn thật sự bị đau thắt lưng, bạn có thể giảm áp lực lên lưng bằng cách:
Trong trường hợp cơn đau trở thành một mối lo ngại hoặc cản trở những hoạt động hàng ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
Tăng cân nhanh chóng trong quá trình mang thai có thể đặt các bà mẹ mang thai vào nguy cơ bị viêm fascia, một dải mô dày nối xương gót chân với ngón chân. Điều này có thể dẫn đến cơn đau ở gót chân, một tình trạng được gọi là gai gót chân (heel spur), hoặc trong y khoa, viêm cân gan chân (plantar fasciitis).
Bạn sẽ có xu hướng cảm thấy đau nhiều hơn vào buổi sáng khi bạn thức dậy, và cơn đau giảm khi bạn di chuyển quanh lại trong ngày. Cơn đau sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn ở giai đoạn cuối của thai kỳ khi trọng lượng của bạn tăng lên. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng cách chườm đá hoặc mát-xa chân, và những bài tập kéo giãn nhắm vào gân Achilles để giảm bớt khó chịu. Bác sĩ của bạn cũng có thể cho bạn sử dụng nẹp đêm hoặc kê đế lót giày chỉnh hình (orthopaedic shoe insoles) để có thể thoải mái hơn.
Nếu cơn đau không thể chịu nổi đến mức làm ảnh hưởng đến vận động, trao đổi với bác sĩ của bạn về khả năng tiêm giảm đau cortisone.
Giữ nước trong thai kỳ có thể đè lên những dây thần kinh tập trung xung quanh cổ tay của bạn trong một vùng gọi là ống cổ tay (carpal tunnel). Tình trạng này được gọi là Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome), nơi sự đè ép lên dây thần kinh chính giữa (median nerve) gây ra tê, một cảm giác như bị châm chích hoặc ngứa ran ở bàn tay và ngón tay của bạn.
Kiểm soát mức tăng cân trong thai kỳ có thể giúp các bà mẹ ngăn ngừa tình trạng này. Nếu các triệu chứng đã được trải nghiệm, và nó có thể là tình trạng khá đau đớn, hãy yên tâm rằng nó sẽ không tồn tại quá khoảng thời gian mang thai.
Để giảm cơn đau, hãy nghỉ ngơi bàn tay và cổ tay nhiều nhất có thể và tránh uốn cổ tay. Để giữ cổ tay của bạn ở tư thế trung tính, đặc biệt khi đang trong giấc ngủ, bác sĩ của bạn có thể khuyến nghị đeo miếng đỡ cổ tay. Chườm đá lạnh cũng có thể hỗ trợ giảm đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau không thể chịu nổi bất chấp các cách để kiểm soát nó, hỏi bác sĩ của bạn về việc kê toa thuốc giảm đau.
Một lý do khác để kiểm soát tăng cân khi mang thai là nguy cơ mắc bệnh tê liệt cảm giác đùi ngoài (meralgia paresthetica), một tình trạng hiếm gặp do áp lực lên dây thần kinh chịu trách nhiệm cung cấp cảm giác cho phần trên của đùi gây nên. Giống như Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome), áp lực lên dây thần kinh dẫn đến cảm giác tê, ngứa ran hoặc bỏng rát, nhưng lần này ở đùi. Giống như hội chứng ống cổ tay, những triệu chứng nghiêm trọng có thể được giảm bớt bằng tiêm cortisone giảm đau vào khu vực xung quanh dây thần kinh.
Một vài phụ nữ trải nghiệm đau háng ở phần cuối của thai kỳ. Đây là tình trạng được biết đến là viêm xương mu (osteitis pubis), một tình trạng viêm ảnh hưởng đến xương xung quanh phần trước của khung xương chậu (pelvis). Những xương này có thể bị viêm do trọng lượng của em bé, với cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi dây chằng trong khu vực này dãn ra một cách tự nhiên khi cơ thể chuẩn bị cho việc sinh.
Nghỉ ngơi nhiều hơn khi nằm hoặc ngồi có thể giúp giảm bớt khó chịu từ tình trạng này. Chườm đá hoặc chườm nóng vào khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp giảm đau và viêm. Đối với cơn đau nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau (analgesic).
Trong những giai đoạn sau của thai kỳ, trải nghiệm cơn đau bất chợt ở phía trước đùi, ở vùng háng, cạnh bên của hông, hoặc ở mông, có thể là kết quả của điều được gọi là chứng loãng xương thoáng qua (transient osteoporosis). Như cái tên của nó gợi ý, đây là một tình trạng tạm thời, do mất xương ở hông, nhiều khả năng gây nên bởi sự kết hợp của những thay đổi hormone, gánh trọng lượng, và sự tắc nghẽn của các mạch máu nhỏ xung quanh hông. Trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng loãng xương thoáng qua có thể làm suy yếu xương hông một cách đáng kể, khiến các bà mẹ phải dùng nạng hoặc xe lăn để di chuyển trong phần còn lại của thai kỳ. Bác sĩ có thể kê toa bổ sung canxi để ngăn mất xương và giới thiệu với chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch dinh dưỡng cá nhân hóa.
Mặc dù rất có khả năng bạn trải qua một thai kỳ không phải bận tâm quá nhiều về những cơn đau và nhức mỏi trong cơ thể, đừng bỏ qua những khó chịu nếu chúng làm bạn phiền lòng. Trong khi chúng nhiều khả năng chỉ kéo dài đến khi người mẹ sinh con, điều đó không có nghĩa là phải chịu đựng khó chịu và đau đớn đến lúc đó. Nêu ra bất kỳ lo ngại nào về cơn đau và nhức mỏi với bác sĩ của bạn để chúng có thể được kiểm soát và làm giảm bớt sớm.