Cách Phòng Ngừa Bệnh Tật

Nguồn: Getty Images

Cách Phòng Ngừa Bệnh Tật

Cập nhật lần cuối: 30 Tháng Tám 2022 | 5 phút - Thời gian đọc

Khi đối mặt với cuộc sống hối hả và nhộn nhịp thường ngày, đừng quên dành thời gian cho bản thân. Sau đây là một vài lựa chọn về khám và tiêm chủng nhằm hỗ trợ bảo vệ bạn khỏi bệnh tật.

Với nhịp sống hối hả và nhộn nhịp thường nhật, việc bị cuốn vào guồng quay của công việc, gặp gỡ bạn bè, chăm lo cho gia đình, và các cam kết khác là điều dễ xảy ra. Với quá nhiều thứ đang diễn ra, đôi khi chúng ta bỏ lỡ việc dành thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân.

Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ những biện pháp sàng lọc và tiêm chủng phổ biến để bảo vệ cơ thể, phòng chống các bệnh thông thường, nhiễm trùng, thậm chí cả ung thư.

Tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ

Cũng như nhà cửa cần được dọn dẹp gọn gàng và xe hơi cần bảo trì thường xuyên, cơ thể chúng ta nên được đối đãi tương tự với các buổi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào. Nhờ đó, điều trị có thể được thực hiện hiệu quả hơn và ngăn ngừa tình trạng trở nên tệ hơn hoặc dẫn đến biến chứng.

Các vấn đề như tiểu đường, cholesterol cao, và cao huyết áp được gọi là "bệnh thầm lặng" vì chúng có thể xảy ra mà không biểu hiện rõ ràng triệu chứng trong giai đoạn ban đầu. Khi bỏ bê không điều trị, chúng làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề y tế nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, và suy thận.

Đây là lý do tại sao các buổi khám sức khỏe định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm các bệnh lý mãn tính, nhờ đó các thay đổi cần thiết về lối sống và/hoặc thuốc uống có thể được chỉ định nhằm hỗ trợ kiểm soát vấn đề. Trong một buổi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và lấy mẫu máu để phát hiện các vấn đề như tiểu đường (đường huyết cao) và cholesterol cao.

Các lựa chọn khám sàng lọc khác bao gồm:

  • Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung
    Khám được thực hiện bằng cách lấy phết tế bào cổ tử cung và/hoặc xét nghiệm DNA HPV (virus papilloma ở người).
  • Khám sàng lọc ung thư vú
    Phụ nữ được khuyến nghị nên khám sàng lọc ung thư vú định kỳ. Bác sĩ có thể đánh giá các yếu tố nguy cơ và chỉ định chụp quang tuyến vú để kiểm tra các bất thường ở vú.
  • Khám sàng lọc ung thư đại trực tràng
    Khám được thực hiện bằng việc lấy mẫu phân để phát hiện sự xuất hiện của máu hoặc các bất thường khác. Bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng nếu cần điều tra thêm.
  • Khám sàng lọc loãng xương
    Bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ và chỉ định chụp X-quang đo mật độ xương. Xét nghiệm này tương tự như chụp X-quang thường để kiểm tra mật độ xương.

Dưới đây là bảng tổng hợp về các biện pháp khám sàng lọc được khuyến khích và thời điểm nên khám:

Các khám sàng lọc sức khỏe được khuyến nghị

1 Dành cho phụ nữ ở độ tuổi 40 - 49, trao đổi với bác sĩ về lợi ích và hạn chế của việc chụp quang tuyến vú ở độ tuổi này. Nếu xét thấy cần thiết, đi chụp quang tuyến vú mỗi năm một lần. 2 Bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ gây loãng xương và gãy xương; đối với phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh, công cụ tự đánh giá loãng xương (OSTA) có thể hữu ích trong việc đánh giá.

OSTA là một công cụ hữu dụng nhằm hỗ trợ đánh giá rủi ro loãng xương của phụ nữ dựa trên tuổi tác và cân nặng. Công cụ ước tính rủi ro loãng xương và hỗ trợ trong việc trao đổi liệu có cần thiết phải chỉ định chụp X-quang đo mật độ xương hay không.

Tiêm chủng bảo vệ sức khỏe

Tiêm chủng bảo vệ sức khỏe

Bên cạnh bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh truyền nhiễm như COVID-19, cúm và các biến chứng liên quan, tiêm chủng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể gây nên bệnh mãn tính, thậm chí cả ung thư.

Dưới đây là một vài loại hình tiêm chủng phổ biến, nhưng thiết yếu cần được xem xét:

Tiêm chủng viêm gan A

Tiêm chủng viêm gan A bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan A có thể gây nhiễm trùng gan nghiêm trọng, và chủ yếu lan truyền thông qua việc ăn phải thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. Tại Singapore, phần lớn các ca bệnh viêm gan A được báo cáo đều xuất phát từ việc ăn phải sò huyết sống hoặc chưa được nấu chín hoàn toàn.

Virus được phát hiện trong phân của người bị nhiễm, và có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.

Tiêm chủng viêm gan A được khuyến nghị với các đối tượng có nguy cơ, bao gồm khách du lịch đến các quốc gia đang phát triển, hoặc người có bệnh gan tiềm ẩn.

Tiêm chủng viêm gan B

Tiêm chủng viêm gan B bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B có thể gây nên tình trạng gan nhiễm trùng mãn tính. Nó lây truyền từ mẹ sang con, thông qua quan hệ tình dục, và thông qua truyền máu hoặc dịch thể bị ô nhiễm. Nhiễm trùng viêm gan B mãn tính được xác định là nguyên nhân gây ra đến 80% số ca carcinoma tế bào gan trên toàn thế giới. Khoảng 4% người trưởng thành tại Singapore mang mầm bệnh viêm gan B.

Tiêm chủng phế cầu khuẩn

Viêm phổi là tình trạng phổi nhiễm trùng nghiêm trọng, và là một trong 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Singapore. Mỗi năm, có khoảng 380 người nhập viện do phế cầu khuẩn gây bệnh xâm lấn.

Tiêm vaccine phế cầu khuẩn là bước quan trọng để phòng ngừa viêm phổi, đặc biệt là người cao tuổi và những người có bệnh lý mãn tính như bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và đái tháo đường, do có nguy cơ biến chứng cao hơn khi bị nhiễm trùng phổi.

Vaccine papilloma ở người (HPV)

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm chủng HPV có thể giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung lên đến hơn 90%.

Hầu hết các ca ung thư cổ tử cung (trên 95%) đều gây ra bởi nhiễm khuẩn HPV. Bệnh có thể lây truyền qua việc tiếp xúc da - da, chẳng hạn như hoạt động tình dục, bằng cách dùng chung đồ chơi tình dục bị nhiễm khuẩn, và trong một số rất ít trường hợp, thông qua việc mẹ nhiễm khuẩn lây cho con trong quá trình sinh nở.

Mặc dù phần lớn các trường hợp nhiễm trùng HPV tự khỏi, có nguy cơ nhiễm trùng HPV trở thành mãn tính và các thương tổn tiền ung thư tiến triển thành ung thư cổ tử cung xâm lấn.

Tiêm chủng Herpes zoster (bệnh zona)

Zona là một dạng ban da, xuất hiện dưới hình thức những mụn nước đau đớn có thể gây ra các biến chứng mãn tính như đau dây thần kinh.

Có 2 loại vaccine zona: loại virus sống và loại tái tổ hợp, có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh zona. Loại virus sống chứa virus varicella-zoster giảm độc lực, trong khi loại tái tổ hợp thì không. Người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên nên trao đổi với bác sĩ về vaccine zona, đồng thời tiêm hai liều vaccine tái tổ hợp đạt hiệu quả đến 97% trong việc phòng ngừa bệnh zona.

Bảng kế tiếp bao gồm một vài loại hình tiêm chủng dành cho người trưởng thành:

Các loại vaccine được khuyến nghị

1 Tiêm vaccine HPV-2 và HPV-4: Khuyến nghị cho nhóm từ 9 – 26 tuổi; vaccine HPV-9 có thể sử dụng cho nhóm từ 9 – 45 tuổi 2 Tiêm vaccine pheumococcal cho người trưởng thành từ 65 tuổi trở lên: PCV-13 sau đó là PPSV-23 sau một năm 3 Tiêm 1 hoặc 2 liều vaccine zona tùy thuộc vào loại virus sống hoặc tái tổ hợp được sử dụng

Trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu loại vaccine nào phù hợp với bạn. Đem theo các hồ sơ tiêm chủng trong quá khứ và thảo luận với bác sĩ về bất kỳ vấn đề y tế mãn tính, mối quan tâm về sức khỏe, và các yếu tố rủi ro sẽ rất hữu ích.

Tại Singapore, bạn có thể sử dụng tài khoản Medisave nhằm thanh toán chi phí cho các loại hình tiêm chủng được khuyến nghị dựa trên Chương trình Tiêm Chủng Quốc gia dành cho Người Trưởng Thành, cho các nhóm mục tiêu cụ thể tại bệnh viện Parkway Shenton.

Epidemiology and Prevention of Vaccine-Preventable Diseases. Centers for Disease Control and Prevention. Retrieved on 14 August from https://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/hepa.html

(2020) Handbook on Adult Vaccination in Singapore. 2020 Society of Infectious Diseases Singapore College of Family Physicians, Singapore Chapter of Infectious Disease Physicians. Retrieved on 14 August.

Principal Causes of Death. Ministry of Health. Retrieved on 14 August from https://www.moh.gov.sg/resources-statistics/singapore-health-facts/principal-causes-of-death

Screen for Life National Program. Healthhub. Retrieved on 14 August 2022 from https://www.healthhub.sg/programmes/61/Screen_for_Life

(2018, 7 November) Appropriate Care Guide, Osteoporosis. Agency for Care Effectiveness. Ministry of Health. Retrieved on 14 August.

FAQs of HPV and HPV immunization. Retrieved on 14 August 2022 from https://www.healthhub.sg/a-z/diseases-and-conditions/701/faqs-on-hpv-and-hpv-immunisation

National Adult Immunisation Schedule. Primary Care Pages. Retrieved on 14 August 2022 from https://www.primarycarepages.sg/Pages/Practice%20Management/National-Adult-Immunisation-Schedule-%28NAIS%29.aspx

HPV and Cervical cancer fact sheet. World Health Organization. Retrieved on 14 August 2022 from https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cervical-cancer

Keeping Bones Strong with Exercise and Calcium-Rich foods. Healthhub. Retrieved on 14 August 2022 from https://www.healthhub.sg/live-healthy/759/keeping-bones-strong

Jiayao Lei, Alexander Ploner (2020, Oct 1) HPV Vaccination and the Risk of Invasive Cervical Cancer. New England Journal of Medicine. 383 (14) : 1340 – 1348. Retrieved on 14 August.
Bài viết liên quan
Xem tất cả