Dr Tham Weng Keong Ivan
Bác sĩ xạ trị ung thư
Bác sĩ xạ trị ung thư
Hãy gặp gỡ Bác sĩ Ivan Tham, bác sĩ chuyên khoa ung bướu phóng xạ tại Bệnh viện Mount Elizabeth và Bệnh viện Gleneagles, người đã hành nghề ung thư xạ trị ở Singapore gần 20 năm.
Ông từng là trưởng khoa xạ trị và là bác sĩ tư vấn cao cấp tại Bệnh viện Đại học Quốc gia và Bệnh viện Tan Tock Seng.
Hiện tại ông là thành viên của nhóm nòng cốt tại Trung tâm Trị liệu Proton Bệnh viện Mount Elizabeth tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena. Tại trung tâm, bệnh nhân của chúng tôi có thể tiếp cận một loại trị liệu phóng xạ đặc biệt, được gọi là trị liệu proton.
Hãy làm quen với Bác sĩ Tham và tìm hiểu thêm về công việc của ông.
Tôi thực hiện công việc điều trị của mình tại 4 chi nhánh bệnh viện khác nhau - các khoa xạ trị tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Bệnh viện Mount Elizabeth Orchard, và Bệnh viện Gleneagles, cùng trung tâm trị liệu proton tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena.
Vì vậy, tôi bắt đầu ngày mới của mình bằng một ly cà phê đậm đặc, kiểm tra lịch trình và sắp xếp các ưu tiên trong ngày. Tôi dành phần lớn thời gian trong ngày để gặp gỡ bệnh nhân mới, đánh giá bệnh nhân đang trong quá trình điều trị, cũng như theo dõi các bệnh nhân của tôi sau khi hoàn thành điều trị ung thư.
Là các bác sĩ ung thư xạ trị, chúng tôi không chỉ có thể kê đơn thuốc giống như các bác sĩ khác, mà còn có thể chỉ định xạ trị nữa. Tiếc rằng, việc chỉ định xạ trị không chỉ đơn giản là viết vội lên một tờ giấy và gửi đến hiệu thuốc.
Đây là một quá trình gồm nhiều bước, bắt đầu bằng việc chúng tôi đánh dấu các mục tiêu khối u và cấu trúc bình thường, rồi hợp tác với các đồng nghiệp (chuyên gia xạ trị hoặc chuyên gia vật lý y tế) nhằm tối ưu hóa cách tốt nhất để hướng xạ trị đến khối u của một bệnh nhân cụ thể.
Quy trình này có thể mất khá nhiều thời gian, đặc biệt là đối với các trường hợp phức tạp, chẳng hạn như ung thư vòm họng, nơi có nhiều khối u mục tiêu và nhiều cấu trúc bình thường trong vùng đầu và cổ cần tránh. Quy trình lập kế hoạch này tương tự nhau cho dù chúng tôi sử dụng tia X hay proton cho việc điều trị.
Trong xạ trị tiêu chuẩn, chúng tôi thường sử dụng tia X để nhắm vào khối u trong cơ thể. Thông thường, chúng tôi sử dụng nhiều góc độ để liều lượng bức xạ tập trung vào khối u. Điều này hoạt động rất tốt trong nhiều tình huống. Tuy nhiên, các khu vực xung quanh vẫn sẽ nhận được một lượng bức xạ - cái mà chúng tôi gọi là “sự lan tỏa liều thấp”.
Ngược lại, với liệu pháp proton, chúng tôi có thể lập trình các chùm proton dừng lại ở một độ sâu nhất định trong cơ thể, đủ sâu để điều trị khối u mà không bị lan rộng. Điều này giúp giảm khu vực "lan tỏa liều thấp," giúp giảm thiểu tác dụng phụ.
Một tác giả người Nhật Bản đã từng nói: "Tách riêng ra, chúng ta là một giọt nước. Cùng nhau, chúng ta là đại dương." Tôi nghĩ câu nói này mô tả rất đúng về bất kỳ nhóm y tế nào cùng nhau phối hợp để cung cấp những dịch vụ chắm sóc phức tạp.
Đội ngũ y tế của chúng tôi bao gồm các bác sĩ, chuyên gia xạ trị, chuyên gia vật lý y tế và y tá. Tại Trung tâm Trị liệu Proton Bệnh viện Mount Elizabeth, tôi làm việc với các chuyên gia vật lý để thiết kế một kế hoạch điều trị bằng xạ trị phù hợp. Chuyên gia xạ trị sẽ đặt bệnh nhân vào vị trí chính xác trong phòng điều trị và chiếu xạ theo phương thức đã lên kế hoạch. Các y tá hỗ trợ với công tác chăm sóc y tế chung cho bệnh nhân, ví dụ, trẻ em cần được gây mê trong các buổi xạ trị của chúng.
Nói rộng ra, những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc bệnh nhân có khối u lớn hoặc sâu sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ liệu pháp proton so với các hình thức điều trị bằng xạ trị khác.
Những bệnh nhân trẻ hơn (dưới 25 tuổi) thường có thể gặp nhiều tác dụng phụ lâu dài do xạ trị hơn so với người lớn. Các tác dụng phụ này bao gồm rối loạn phát triển, suy giảm chỉ số thông minh IQ (khi điều trị não bộ) hoặc thậm chí là khả năng ung thư thứ phát. Bằng cách giảm phạm vi "lan tỏa liều thấp" xung quanh khu vực điều trị, liệu pháp proton có thể làm giảm các rủi ro này so với điều trị bằng tia X.
Khi chúng tôi phải điều trị u bướu lớn hoặc sâu, chúng tôi có thể tránh gây ảnh hưởng đến các cơ quan bình thường tốt hơn khi sử dụng liệu pháp proton. Ví dụ, nếu chúng tôi điều trị ung thư phổi hoặc ung thư thực quản, liều lượng bức xạ đến tim và phổi bình thường có thể được giảm bớt với liệu pháp proton so với điều trị bằng tia X.
Những bệnh nhân cần hóa trị trong quá trình xạ trị cũng có thể được hưởng lợi từ liệu pháp proton vì các tác dụng phụ có thể được giảm thiểu.
Mặt khác, những bệnh nhân có mục tiêu rất nhỏ, ví dụ, di căn não nhỏ, sẽ không được hưởng lợi từ liệu pháp proton, và sẽ tiếp tục nhận được phẩu thuật định vị não hoặc xạ trị cơ thể định vị sử dụng tia X hoặc tia gamma.
Tôi nghĩ là có cơ sở khi ung thư được ví von là một “bệnh hiểm nghèo” vì việc điều trị rất thử thách. 20 năm trước, khi tôi chọn chuyên ngành của mình, tôi đã bị cuốn hút bởi lĩnh vực ung bướu vì tôi có thể thấy sự khác biệt lớn mà việc điều trị mang lại cho cuộc sống của một bệnh nhân. Cùng thời điểm đó, ngành ung bướu xạ trị phát triển nhanh chóng với những cải tiến về công nghệ.
20 năm sau, tôi rất hạnh phúc khi có thể làm việc tại cơ sở hiện đại này, tích hợp nhiều tiến bộ công nghệ.
Khi thấy những bệnh nhân ung thư sống sót đã quay trở lại cuộc sống bình thường sau điều trị.