Liệu pháp chiếu chùm tia proton là hình thức xạ trị tiên tiến được bác sĩ xạ trị ung thư dùng để điều trị u ung thư và một số u không phải ung thư. Liệu pháp dùng các hạt năng lượng cao gọi là proton thay cho tia X để trực tiếp đưa bức xạ đến khối u.
Liệu pháp chiếu chùm tia proton thường được dùng như một phần trong kế hoạch điều trị cho bệnh nhân ung thư cùng với phẫu thuật khác, hóa trị hoặc xạ trị.
Liệu pháp chiếu chùm tia proton so với xạ trị
Liệu pháp chiếu chùm tia proton ít đưa bức xạ đến vùng ngoài khối u hơn bằng cách điều hướng chùm hạt proton dừng ngay tại khối u, do đó ít có khả năng gây tổn thương cho các mô khỏe mạnh lân cận.
Xạ trị truyền thống đưa tia X hoặc photon đến khối u và vùng xung quanh khối u. Điều này đồng nghĩa với việc xạ trị có thể gây hại cho các mô khỏe mạnh xung quanh và gây ra các tác dụng phụ đáng kể như mệt mỏi, rụng tóc và biến đổi da.
Lợi ích của liệu pháp chiếu chùm tia proton
Giảm thiểu nguy cơ mô khỏe mạnh bị phơi nhiễm phóng xạ
Có ít tác động ngắn hạn và dài hạn hơn
Liều tích hợp trên mỗi lần điều trị thấp hơn
Có thể điều trị u tái phát ở bệnh nhân đã xạ trị
Có khả năng giảm bớt nguy cơ ung thư thứ phát
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân
Nhược điểm của liệu pháp chiếu chùm tia proton
Hình thức điều trị mới này không có độ bao phủ rộng rãi vì đòi hỏi phải có thiết bị tiên tiến và chuyên dụng cao. Do tính chất phức tạp của công nghệ sử dụng, liệu pháp chiếu chùm tia proton cũng sẽ tốn kém hơn so với xạ trị truyền thống.
Tuy nhiên, liệu pháp chiếu chùm tia proton đã được chứng minh có hiệu quả ở người trưởng thành và trẻ em, ngày càng được sử dụng nhiều để điều trị ung thư vì có ít tác dụng phụ và ít gây tổn thương đến mô khỏe mạnh xung quanh cũng như các cơ quan quan trọng trong quá trình chiếu xạ.
Liệu pháp chiếu chùm tia proton được dùng để điều trị ung thư tiến triển, thường kết hợp với các liệu pháp khác như phẫu thuật và hóa trị. Thủ thuật này còn được dùng để điều trị ung thư còn sót lại hoặc tái phát sau khi xạ trị bằng tia X.
Liệu pháp chiếu chùm tia proton có thể được dùng để điều trị các bệnh lý như:
Ai không nên dùng liệu pháp chiếu chùm tia proton?
Liệu pháp chiếu chùm tia proton có thể không phù hợp với bệnh nhân:
Đang mang thai
Bị lupus ban đỏ toàn thân, xơ cứng bì và rối loạn mô liên kết khác
Các nguy cơ và biến chứng của liệu pháp chiếu chùm tia proton là gì?
Liệu pháp proton được xem là hình thức xạ trị an toàn và hiệu quả, có ít tác dụng phụ so với xạ trị truyền thống.
Tuy nhiên, proton vẫn có thể truyền một phần năng lượng đến mô lân cận ở mức độ nhỏ và gây ra các tác dụng phụ như:
Mệt mỏi
Rụng tóc, đỏ da và đau nhức quanh bộ phận cơ thể điều trị
Chuẩn bị cho liệu pháp chiếu chùm tia proton như thế nào?
Trước khi tiến hành liệu pháp proton, đội ngũ y tế sẽ hướng dẫn bạn về quy trình lập kế hoạch để đảm bảo chùm tia proton đến được vị trí chính xác cần đến trong cơ thể bạn. Các bước bao gồm:
Xác định tư thế điều trị tối ưu dành cho bạn. Vì quan trọng là bạn phải nằm yên trong suốt quá trình điều trị nên việc có một tư thế thoải mái là rất quan trọng. Các miếng đệm và dụng cụ cố định sẽ được dùng để đặt bạn vào đúng vị trí và giữ cho bạn nằm yên.
Điều gì sẽ xảy ra trong liệu pháp chiếu chùm tia proton?
Liệu pháp chiếu chùm tia proton thường được thực hiện dưới dạng thủ thuật ngoại trú. Số đợt trị liệu được xác định theo loại và giai đoạn ung thư.
Thời gian ước tính
Thủ thuật thường kéo dài vài phút, nhưng bạn có thể phải nằm trong phòng điều trị khoảng 30 phút trong toàn bộ đợt trị liệu.
Trước thủ thuật
Bạn sẽ nằm trên bàn và bác sĩ xạ trị ung thư sẽ đánh dấu vị trí chính xác sẽ thực hiện liệu pháp chiếu chùm tia proton trên cơ thể bạn. Vị trí mô khỏe mạnh cũng được đánh dấu để tránh chiếu đến.
Sau đó, bác sĩ chuyên khoa ung thư sẽ rời khỏi phòng và đi đến khu vực bác sĩ có thể theo dõi bạn và dùng điều khiển để chiếu chùm tia proton.
Trong khi thực hiện thủ thuật
Liệu pháp chiếu chùm tia proton được thực hiện bằng máy gọi là gantry, máy này quay quanh cơ thể bạn và tập trung chùm tia proton vào vị trí đã đánh dấu trên cơ thể. Các hạt proton đi qua thiết bị và hướng đến vị trí u. Khi máy bật và đưa liều liệu pháp proton vào, bạn sẽ không cảm nhận được khi chùm tia proton đi vào cơ thể.
Quan trọng bạn phải nằm yên trong khi thực hiện thủ thuật.
Chúng tôi sẽ có thể theo dõi tư thế của bạn từ bên ngoài phòng, vì vậy chúng tôi có thể ngừng điều trị vào bất cứ lúc nào nếu bạn cảm thấy không khỏe trong quá trình điều trị.
Sau thủ thuật
Bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường sau khi kết thúc đợt trị liệu. Bạn có thể yên tâm bạn sẽ không bị nhiễm phóng xạ hoặc phát xạ.
Chăm sóc và phục hồi sau liệu pháp chiếu chùm tia proton
Sau đợt trị liệu, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Bạn cũng có thể thấy da bị đỏ ở vùng chùm tia proton nhắm tới. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này sẽ tự thuyên giảm.
Tùy thuộc vào vùng điều trị, bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác như đau đầu và vấn đề về ăn uống và tiêu hóa.
Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Mount Elizabeth?
Các bệnh viện Mount Elizabeth có hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao và công nghệ hiện đại để kiểm soát và điều trị nhiều loại ung thư khác nhau.
Các bác sĩ chuyên khoa nội và xạ trị ung thư, chuyên gia hỗ trợ y tế và đội ngũ chăm sóc và điều trị ung thư tay nghề cao của chúng tôi thực hiện đầy đủ các dịch vụ nội khoa và ngoại khoa, từ chẩn đoán và điều trị đến phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ.
Các chuyên gia về ung thư và bác sĩ xạ trị ung thư của chúng tôi thực hiện dịch vụ chăm sóc chất lượng cao cho nhiều loại ung thư khác nhau, chú trọng đến kết quả tích cực và phục hồi chức năng toàn diện. Chúng tôi nỗ lực vừa mang đến kết quả lâm sàng tốt nhất có thể vừa cung cấp dịch vụ chuẩn mực và thoải mái.
Nam
Nữ
Please check with your insurance provider for more information, and for their most up-to-date list of panel doctors.
^Specialists may qualify to be on the Extended Panel (EP). You may enjoy selected panel benefits depending on your policy and riders.
Cậu bé 10 tuổi Jordan Tan đã trải qua liệu pháp chùm proton - một loại xạ trị để thu nhỏ khối u não đồng thời giảm nguy cơ tổn thương các mô khỏe mạnh xung quanh.
Bác sĩ Ivan Tham cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về vai trò là một bác sĩ ung thư xạ trị tại Trung tâm Trị liệu Proton Bệnh viện Mount Elizabeth và chia sẻ điều gì giúp ông giữ động lực tại nơi làm việc.