7 Nguyên Nhân Phổ Biến Gây Ra Đau Bụng

Nguồn: Shutterstock

7 Nguyên Nhân Phổ Biến Gây Ra Đau Bụng

Cập nhật lần cuối: 28 Tháng Sáu 2018 | 5 phút - Thời gian đọc

Bạn đã từng trải qua cơn đau bụng sắc nhói, đột ngột giữa đêm và tự hỏi liệu có phải viêm ruột thừa hay không? Hay nhận thấy có máu trong phân sau khi đi vệ sinh? Hay lo lắng về việc chán ăn của mình có phải là dấu hiệu của một điều gì đó tồi tệ hơn?

Đau bụng có thể rất đáng lo ngại, và sự ra đời của internet thì chắc chắn không giúp ích gì. Chỉ trong một vài cú nhấp chuột, ngay cả việc tra cứu Google vô thưởng vô phạt nhất cũng chắc chắn đẩy bạn đến kết luận là sắp chết đến nơi!

Nhưng sự thật là, đau nhức hoặc khó chịu ở bụng có thể là do nhiều yếu tố ảnh hưởng. Và có thể thậm chí dạ dày của bạn không phải là tác nhân gây ra vấn đề. Phần thân trên của bạn là nơi cư ngụ của rất nhiều cơ quan trọng yếu, như gan, tụy, túi mật, và ruột, những cơ quan nằm rất gần nhau. Cơn đau của bạn có thể liên quan đến một vấn đề về một trong những cơ quan này.

Trong cộng đồng y học, có một câu nói thường được nhắc đến - những căn bệnh phổ biến sẽ xảy ra một cách phổ biến. Nếu bạn đang trải qua cơn đau nhẹ ở vùng bụng, nguyên nhân có thể là một trong những rối loạn thường gặp hơn được liệt kê bên dưới.

1. Đau Dạ Dày

Đau Dạ Dày

Thật bất ngờ! Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau bụng được gọi y hệt tên cơn đau – đau. Cơn đau này có thể dao động từ nhẹ, âm ỉ, đến nặng, nhói ở vùng dạ dày trên. Phần lớn trường hợp bệnh gây ra bởi sự dư thừa axit trong dạ dày.

Triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Xì hơi nhiều, có thể khiến bạn cảm thấy chướng bụng
  • Khó tiêu
  • Cảm thấy đói nhưng không thể ăn nhiều trước khi lại cảm thấy no
  • Buồn nôn hoặc nôn ói

Phần lớn các trường hợp đau dạ dày sẽ tự cải thiện, hoặc với một liệu trình thuốc đơn giản. Tuy nhiên, nếu cơn đau hoặc khó chịu không thuyên giảm, bác sĩ có thể sắp xếp cho một buổi nội soi dạ dày để loại trừ khả năng bị loét dạ dày do nhiễm khuẩn.

2. Viêm Dạ Dày Ruột

Nếu đau dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất của đau bụng, thì viêm dạ dày ruột cũng theo sát phía sau. Các triệu chứng thường bao gồm:

  • Chuột rút và đau bụng dưới
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Tiêu chảy nước
  • Đau nhức cơ thể

Cả vi khuẩn và virus đều có thể gây ra viêm dạ dày ruột. Bác sĩ nhiều khả năng sẽ đề nghị nghỉ ngơi, uống nhiều nước, và một vài loại thuốc nhất định để giúp bệnh thuyên giảm. Thật may mắn là phần lớn các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn còn dai dẳng, hoặc bạn bị tiêu chảy ra máu, hãy đến gặp bác sĩ lần nữa.

3. Táo Bón

Táo Bón

Táo bón thường gây ra đau bụng dưới, vì về cơ bản bệnh này là một sự tích tụ thức ăn đã tiêu hóa trong ruột già. Các trường hợp nhẹ có thể chỉ gây ra một chút đau nhức, nhưng trong trường hợp nặng hơn, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn ói
  • Chuột rút bụng dưới
  • Chướng bụng
  • Chán ăn
  • Xì hơi nhiều

Táo bón thường dễ dàng giảm thiểu với một liệu trình thuốc nhuận tràng, nhưng nếu cơn đau không hết sau khi đi vệ sinh, tốt nhất là hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

4. Đau Bụng Kinh

Nếu là phụ nữ, việc trải qua cơn đau ở phần dưới của bụng khi có kinh nguyệt là hết sức bình thường. Mỗi người trải nghiệm cơn đau này khác nhau, và mức độ đau cũng có thể khác nhau tùy theo thể trạng. Đôi khi, đau bụng kinh xảy ra kèm theo:

  • Đau đầu
  • Đau lưng
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Sốt nhẹ

Bạn là người hiểu rõ cơ thể mình nhất, vậy nên nếu cơn đau nặng hơn nhiều so với các chu kỳ kinh nguyệt trước đó, nếu nó tệ hơn ở bên phải hoặc bên trái của bụng, hay nếu nó kéo dài trong một thời gian lâu, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn. Họ có thể cần loại trừ khả năng bạn mắc phải các bệnh trạng buồng trứng khác, như thai ngoài tử cung.

Nếu bạn cũng cảm thấy đau khi tiểu tiện, hoặc có máu trong nước tiểu, hãy nhớ nó có thể là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là một bệnh trạng hết sức bình thường, đặc biệt là nếu bạn đang quan hệ tình dục.

5. Sỏi Thận

Sỏi Thận

Sỏi thận có thể gây ra cơn đau lưng dưới và bụng dưới nghiêm trọng. Thực sự, bệnh này được cho là một trong những thủ phạm tệ nhất gây ra đau bụng – một vài người còn so sánh cơn đau giống như sinh con. Ôi! Triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cơn đau dữ dội ở lưng di chuyển đến bụng dưới và bẹn
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Cơn đau đến từng đợt
  • Sốt
  • Có máu trong nước tiểu

Tùy theo kích thước và vị trí, sỏi thận có thể được tán nhỏ thành từng mảnh bằng liệu pháp sốc sóng ngoài cơ thể, hoặc được loại bỏ trong lúc tiểu phẫu. Đôi khi, chúng đơn giản chỉ thoát ra khỏi cơ thể bạn tự nhiên mà thôi.

6. Sỏi Mật

Sỏi mật thường làm tắc nghẽn đường ống mật, dẫn đến các triệu chứng sau:

  • Đau ở vùng bụng phải trên hoặc chính giữa
  • Đau lưng, ngay giữa hai bả vai
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Sốt và ớn lạnh
  • Da và lòng trắng của mắt chuyển vàng

Cơn đau do đường ống mật bị tắc nghẽn thường gia tăng rất nhanh. Nếu cơn đau đi kèm với sốt cao hoặc vàng da hoặc mắt, điều quan trọng là bạn cần được chăm sóc y tế lập tức.

Tuy ít phổ biến hơn, các triệu chứng này cũng có thể là hậu quả của chứng viêm túi mật, điều này cũng cần đến phương pháp điều trị thích hợp.

7. Viêm Ruột Thừa

Viêm Ruột Thừa

Nó đã lọt vào danh sách (chắc hẳn bạn đã nghĩ nó sẽ có mặt!) nhưng trái với suy nghĩ phổ biến, viêm ruột thừa không phải là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau bụng. Nói chung, chỉ có 1 trong 20 người sẽ bị ảnh hưởng, và phần lớn bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 10 đến 30.

Tất nhiên, biết được những triệu chứng là rất tốt, đề phòng trường hợp không hay:

  • Cơn đau bắt đầu ở vùng bụng chính giữa (ngắt quãng), trước khi chuyển sang vùng bụng phải dưới (và tiếp tục liên tục)
  • Sốt Buồn nôn và nôn ói
  • Cơn đau trở nên nặng hơn khi ấn vào bụng phải dưới, hoặc khi ho hay đi bộ

Nếu bạn trải qua cơn đau ở vùng bụng phải dưới mà cơn đau cứ ngày một tăng, bạn nên tìm kiếm tư vấn y tế càng sớm càng tốt nhằm nhận được một chẩn đoán chính xác. Điều này vẫn quan trọng kể cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nào khác được liệt kê bên trên.

Bạn Có Cần Đi Khám Bác Sĩ?

Có rất nhiều, rất nhiều lý do khả dĩ khác cho cơn đau bụng mà không được liệt kê ở đây. Kể cả khi cơn đau của bạn chỉ là nhẹ, việc đi khám bác sĩ có thể giúp bạn loại bỏ các nỗi lo lắng không có cơ sở. Hãy nhớ:

  1. Nếu cơn đau tăng lên hoặc nặng thêm dù đã điều trị hay dùng thuốc
  2. Nếu có máu tươi trong phân hoặc nước tiểu
  3. Nếu bạn sốt cao
  4. Nếu bạn trải qua cơn đau dữ dội, suy nhược
  5. Nếu triệu chứng của bạn không cải thiện với điều trị

Hãy luôn tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ.

Điều trị sớm thường nghĩa là có tiên đoán bệnh tốt hơn, và đi gặp bác sĩ có thể hỗ trợ bạn chẩn đoán bệnh từ giai đoạn đầu, và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.

Bài viết liên quan
Xem tất cả