-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Shutterstock
Hầu hết chúng ta đều biết quá trình tiêu hóa hoạt động như thế nào. Chúng ta nhai và nuốt thức ăn, nó đi xuống thực quản và vào dạ dày, nơi thức ăn được phân tách thành các phân tử nhỏ hơn. Các phân tử nhỏ hơn này được hấp thụ vào hệ tuần hoàn máu thông qua thành dạ dày và ruột. Bất kỳ thức ăn nào không cần thiết sau đó sẽ thải ra khỏi cơ thể. Đơn giản, đúng không?
Nhưng còn nước và các chất lỏng khác thì sao? Chúng có đi theo một con đường khác chăng?
Trong khi nước bạn uống trượt xuống thực quản của mình – giống như thức ăn – nó không cần phải được phân tách theo cách thức tương tự. Nước đã là một phân tử nhỏ, và có thể được hấp thụ trực tiếp thông qua các tế bào nằm trên thành ruột.
Nhưng cơ thể bạn không chỉ cần hấp thụ nước bạn uống vào – nó còn phải xử lý các chất lỏng được tiết ra từ các tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy, ruột, và nhiều cơ quan khác. Tổng cộng, có thể đạt đến khoảng 10 lít nước mỗi ngày.
May mắn, ruột non của bạn dài lên tới 20 feet (nếu bạn kéo dài toàn bộ con ruột, nó sẽ cao gần bằng một con hươu cao cổ trưởng thành!) và diện tích bề mặt bên trong đạt đến 250 mét vuông (tương đương kích thước sân tennis!), vì vậy, nó hơn cả đủ khả năng để xử lý một lượng nước lớn như vậy. Trên thực tế, lên tới 90% lượng nước vào cơ thể mỗi ngày được hấp thụ một mình bởi ruột non. Từ đó, nước đi tiếp qua các tế bào và được vận chuyển khắp cơ thể.
Uống nước không phải là yếu tố duy nhất trong quá trình 'cấp nước' này. Tế bào cần đủ chất điện giải như natri (muối) để hấp thụ nước đúng cách. Đây là lý do tại sao luyện tập thể thao làm bạn mất nước – bởi vì bạn mất rất nhiều nước mặn khi đổ mồ hôi!
Duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể là quan trọng vì cơ thể sử dụng nước để điều hòa nhiệt độ và vận chuyển chất dinh dưỡng thiết yếu đi khắp cơ thể. Dưới đây chỉ là một vài lý do giải thích tại sao bạn cần uống nhiều nước:
Xấp xỉ 60% toàn bộ cơ thể bạn được cấu tạo từ nước. Nước đóng vai trò trong rất nhiều chức năng khác nhau – từ tuần hoàn máu đến tiêu hóa, điều hòa nhiệt độ cơ thể đến vận chuyển chất dinh dưỡng, và nhiều chức năng khác. Bạn thực sự không thể sống mà thiếu nước.
Thiếu nước, thận và gan sẽ không được hỗ trợ để thanh lọc chất thải và chất độc, và ruột sẽ phải vất vả để di chuyển thức ăn không cần thiết qua hệ tiêu hóa.
Các chất lỏng khác nhau trong cơ thể đóng vai trò chất bôi trơn và giảm xóc cho khớp xương, và bảo vệ não bộ và tủy sống.
Nước bọt do nước tạo thành, và chứa rất nhiều enzyme hỗ trợ phân tách thức ăn. Thêm vào đó, nước hỗ trợ hòa tan chất xơ tại dạ dày và ruột. Nước hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động đúng chuẩn, giúp bạn dễ dàng chiết xuất các chất dinh dưỡng và khoáng chất có ích ra khỏi thức ăn.
Các nghiên cứu cho thấy uống nước không chỉ khiến bạn no bụng hơn, mà còn thúc đẩy sự chuyển hóa. Trong một nghiên cứu, những người tham gia uống nửa lít nước trước mỗi bữa ăn giảm được hơn 44% trọng lượng cơ thể trong suốt giai đoạn 12 tuần. Kết hợp với một chế độ ăn lành mạnh, uống nhiều nước hơn có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu của mình!
Mất nước nhẹ có tác động tiêu cực tới tâm trạng, trí nhớ, và hoạt động của bộ não. Mất nước cũng có thể khiến bạn cảm thấy đuối sức và mệt mỏi. Khoa học đã chỉ ra rằng: nước giúp bạn vui vẻ và năng suất! Lần tới khi bạn cần lấy lại năng lượng, hãy thử uống một ly nước lọc hoặc một loại nước uống tăng lực có chứa chất điện giải.
Không, bạn không cần ép mình uống 8 ly nước mỗi ngày! Đây chỉ là một truyền thuyết. Thay vào đó, bạn nên chú trọng vào lắng nghe cơ thể và uống khi bạn cảm thấy khát.
Thông tin thú vị - ngụm nước đầu tiên sẽ khiến bạn cảm thấy sảng khoái vô cùng bởi hiện tượng phản xạ tiên lượng. Các tế bào của bạn chưa được cấp nước lại, nhưng cơ thể bạn đang ghi nhận lượng nước bạn uống vào.
Nếu đang sống tại một đất nước nóng ẩm như Singapore, bạn có thể cần uống nhiều nước hơn nếu bạn dành nhiều thời gian ở ngoài trời. Bạn cũng cần bù nước hơn sau khi luyện tập thể thao, hoặc khi cảm thấy trong người không khỏe (nôn mửa và tiêu chảy có thể làm bạn mất nước nhanh chóng).
Nhớ rằng cơ thể nhận nước từ rất nhiều nguồn khác nhau, bao gồm trái cây và rau củ, nên không nhất thiết chỉ là uống từng ly, lại từng ly nước lọc. Xấp xỉ, thức ăn đóng góp khoảng 20% lượng chất lỏng bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày. Các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao gồm dưa hấu, dưa leo, cần tây, các loại quả mọng và ớt chuông xanh.
Khô miệng? Đau đầu? Không đi vệ sinh vài tiếng rồi? Bạn có thể đang mất nước. Dễ quên uống đủ nước khi bạn đang bận rộn, nhưng cơ thể thực sự bắt đầu quá trình dừng hoạt động khi không có nước. Nếu trải qua trình trạng mất nước nghiêm trọng – ở người lớn, dấu hiệu là cảm giác hoa mắt chóng mặt, nhịp tim nhanh, thở gấp, hoặc ngất xỉu, và ở trẻ em, tã khô trong vòng hơn 3 tiếng, không có nước mắt khi khóc, lõm mắt, hoặc thóp mềm ở đỉnh đầu – hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.