Dr Chua Soo Yong
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng.
Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa, và đi khám sàng lọc sớm, bạn có thể quản lý rủi ro mắc loãng xương trước khi bệnh trở nên quá muộn.
Nếu nghi ngờ mình có thể đang bị loãng xương, hãy hỏi ý kiến chuyên gia về các lựa chọn điều trị.
Loãng xương là bệnh gây giảm khối lượng và mật độ xương. Bệnh có thể là hậu quả của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, như mất cân bằng hooc-môn (loãng xương thứ phát), hoặc liên quan đến lão hóa (loãng xương tuổi già) hay mãn kinh (loãng xương hậu mãn kinh).
Ước tính có khoảng 25% người trên thế giới trong khoảng độ tuổi từ 70 đến 79 mắc bệnh loãng xương, với tỉ lệ phụ nữ gấp đôi đàn ông. Tỉ lệ loãng xương ở Singapore chắc chắn sẽ tăng lên cùng với tình trạng già hóa của dân số.
Thực tế cho thấy loãng xương là một bệnh thầm lặng, vì không có triệu chứng. Lúc bạn phải chịu hậu quả của loãng xương, thông thường đó là một trải nghiệm không dễ chịu. Dấu hiệu phổ biến nhất của giai đoạn đầu là gãy xương – cho đến khi xương bị gãy, bệnh nhân có thể không biết mình bị loãng xương.
Do đó, cách điều trị quan trọng nhất chính là phòng ngừa.
Các trường hợp gãy xương do loãng xương thường ảnh hưởng đến ba vùng – cột sống, cổ tay, và xương hông.
Bệnh nhân bị gãy xương cột sống do loãng xương thường trải qua đau lưng, nặng thêm với tư thế còng, hoặc ít phổ biến hơn, là tê liệt. Gãy xương cổ tay thường xuất hiện khi bệnh nhân té chống tay, và cổ tay phải chịu phần lớn chấn động, dẫn đến cổ tay bị biến dạng.
Gãy xương hông mang đến tin tệ nhất. Ước tính mỗi năm có 800 đến 900 trường hợp gãy xương hông ở Singapore do loãng xương.
Người ta truyền tai nhau rằng “gãy hông là điềm báo tử vong”. Ở Singapore, khoảng 1 trong 5 bệnh nhân gãy xương hông do loãng xương qua đời trong vòng một năm kể từ lúc gãy xương. 1 trong 3 bệnh nhân phải sử dụng xe lăn, hoặc nằm liệt giường.
Tin vui là loãng xương có thể phòng ngừa được ở một mức độ nhất định, dựa trên những lựa chọn lối sống của chúng ta.
Vì khối lượng xương của chúng ta đạt đến đỉnh cao vào đầu độ tuổi trưởng thành, áp dụng các phương thức giúp cho xương chắc khỏe là điều hết sức quan trọng khi tuổi tác ngày một cao hơn.
Một vài phương cách bao gồm những bài tập chịu sức nặng, chế độ ăn uống tương xứng với lượng canxi và vitamin D, thường xuyên ra nắng, và tránh hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu bia.
Loãng xương có thể tác động đến bất kỳ ai, nhưng những nhóm sau đây có rủi ro cao hơn:
Một tin vui nữa là loãng xương có khả năng chữa trị cao.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh lý tiềm ẩn, ví dụ như mất cân bằng hooc-môn dẫn đến loãng xương, thì việc điều trị căn bệnh tiềm ẩn thường giải quyết được vấn đề.
Ngoài ra còn có những loại thuốc điều trị loãng xương. Bên cạnh việc đảm bảo bạn hấp thu đủ canxi và vitamin D theo với độ tuổi, hoạt động, và tình trạng có thai hay không; bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn những loại thuốc điều trị loãng xương thích hợp, hoặc ngăn chặn tình trạng xương mất thêm khối lượng (anti-resorptive), hoặc hỗ trợ xây dựng khối lượng xương (anabolic).
Bạn chỉ nên bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào sau khi đã tham vấn với bác sĩ, để có được phương thức điều trị an toàn và hiệu quả nhất, phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Loãng xương là một bệnh "thầm lặng", dễ không được chẩn đoán cho đến khi quá muộn. Bằng cách lên tiếng và xây dựng ý thức về loãng xương, bạn có thể hỗ trợ giảm thiểu các hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn của một căn bệnh có khả năng chữa trị rất cao.
Nếu bạn có sự lo lắng về sức khỏe của xương, đừng ngần ngại – hãy trao đổi với chuyên gia.