Dr Chan Ching Wan
Bác sĩ ngoại tổng quát
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ ngoại tổng quát
Chụp nhũ ảnh là kỹ thuật sử dụng tia X chiếu vào vú. Đây là một công cụ hữu ích để tìm kiếm các dấu hiệu giai đoạn đầu của bệnh ung thư vú. Lên lịch chụp nhũ ảnh thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư vú, đôi khi lên đến 3 năm trước khi các dấu hiệu bệnh có thể cảm nhận được.
Nếu là phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, hãy lên lịch chụp nhũ ảnh nếu bạn chưa thực hiện trong một hoặc hai năm qua.
Ngay trước khi chụp nhũ ảnh, bạn sẽ được yêu cầu cởi áo từ thắt lưng trở lên. Bạn sẽ đứng trước một máy X-quang đặc biệt để chụp nhũ ảnh.
Một kỹ thuật viên sẽ đặt ngực của bạn lên một tấm nhựa. Sẽ có một tấm thứ hai ấn mạnh từ phía trên ngực xuống.
Hai tấm nhựa này sẽ ép ngực và giữ nó yên trong khi bức hình X-quang của ngực được chụp từ nhiều góc độ. Điều này là vì mô vú cần được trải ra để phát hiện bất kỳ khối u hoặc sự khác thường nào ở vú. Bạn sẽ cảm thấy một chút áp lực và khó chịu.
Các bước này sau đó được lặp lại cho đến khi có được hình ảnh X-quang của bên ngực còn lại.
Hình ảnh X-quang của bạn sẽ được đánh giá bởi bác sĩ X-quang và bạn sẽ nhận được kết quả sau đó.
Hầu hết phụ nữ cảm thấy chụp nhũ ảnh hơi khó chịu, trong khi một số ít thấy đau. Tin tốt là việc chụp chỉ diễn ra trong vài phút và cảm giác khó chịu sẽ qua nhanh thôi.
Cảm giác của bạn trong khi chụp nhũ ảnh phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như kỹ năng của kỹ thuật viên, kích thước vú của bạn, và mức độ ép cần thiết. Ngực của bạn cũng có thể nhạy cảm hơn nếu bạn sắp có hoặc đang có kinh nguyệt.
Hãy cân nhắc chu kỳ kinh nguyệt của bạn khi muốn đặt lịch chụp nhũ ảnh. Thời điểm lý tưởng nhất để lên lịch chụp nhũ ảnh thường là một tuần sau khi kinh nguyệt kết thúc.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 44 có thể bắt đầu sàng lọc ung thư vú hàng năm bằng kỹ thuật chụp nhũ ảnh nếu họ muốn.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 54 nên chụp nhũ ảnh mỗi năm.
Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có thể chọn chụp nhũ ảnh mỗi 2 năm hoặc có thể tiếp tục sàng lọc hàng năm.
Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, bác sĩ của bạn có thể đề xuất chụp nhũ ảnh thường xuyên hơn để nhằm phát hiện sớm ung thư vú. Hãy trao đổi với bác sĩ về nguy cơ ung thư vú của bạn để xác định kế hoạch sàng lọc phù hợp.
Hãy lưu ý:
Đối với phần lớn phụ nữ, kết quả chụp nhũ ảnh có thể là một tin tốt. Kết quả chụp nhũ ảnh có thể không cho thấy dấu hiệu nào của ung thư vú.
Tuy nhiên, khoảng 10% phụ nữ đi chụp nhũ ảnh được yêu cầu quay lại để theo dõi thêm.
Nếu kết quả chụp nhũ ảnh của bạn cho thấy điều gì đó bất thường, bạn sẽ cần các xét nghiệm tiếp theo để kiểm tra xem liệu kết quả đó có phải ung thư vú hay không.
Nhưng đừng lo lắng vội! 8 trong số 10 phụ nữ được gọi quay lại để làm thêm xét nghiệm đều không bị ung thư vú. Đôi khi, kết quả xét nghiệm theo dõi cho thấy tình trạng lành tính hoặc mô vú bình thường.
Tuy nhiên, điều quan trọng là không được trì hoãn theo dõi. Nếu phát hiện ung thư vú, tốt nhất là bạn nên được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm nhất có thể.
Nếu kết quả chụp nhũ ảnh bất thường, những xét nghiệm theo dõi mà bạn được yêu cầu thực hiện sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ X-quang.
Bạn có thể phải thực hiện:
Tái chụp nhũ ảnh với trọng tâm vào những vùng cụ thể của vú - điều này được thực hiện để có thể nghiên cứu cẩn thận bất kỳ vùng đáng lo ngại nào.
Xét nghiệm hình ảnh sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh vú của bạn. Bạn sẽ nằm trên một chiếc bàn trong khi bác sĩ X-quang bôi một ít gel và đặt một dụng cụ nhỏ gọi là đầu dò lên da của bạn. Xét nghiệm này không gây đau đớn và không khiến bạn tiếp xúc với bất kỳ phóng xạ nào.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phải thực hiện:
Sử dụng một nam châm mạnh được kết nối với một máy tính, xét nghiệm MRI tạo ra những hình ảnh chi tiết của mô vú. Bác sĩ của bạn có thể xem những hình ảnh này trên một màn hình hoặc in chúng ra trên phim. Xét nghiệm MRI có thể được sử dụng cùng với chụp nhũ ảnh.
Khi chụp MRI để kiểm tra vú, bạn sẽ nằm úp mặt bên trong một ống hẹp đến 1 giờ đồng hồ trong khi các cảm biến thu thập thông tin được sử dụng để tạo ra hình ảnh chi tiết hơn của các mô bên trong vú của bạn. Xét nghiệm này không gây đau đớn, nhưng có thể khiến người không thích không gian kín cảm thấy khó chịu.
Sau những xét nghiệm này, nhiều khả năng bạn sẽ được thông báo một trong ba điều sau:
Là một xét nghiệm, trong đó dịch lỏng hoặc mô được loại bỏ khỏi vú của bạn để giúp phát hiện xem liệu có ung thư hay không. Bác sĩ của bạn có thể giới thiệu bạn tới một bác sĩ phẫu thuật hoặc một bác sĩ chuyên khoa ung thư vú để làm sinh thiết vú.
Có một vài loại sinh thiết khác nhau-hầu hết sử dụng một cây kim, nhưng một số dùng vết rạch. Loại sinh thiết mà bạn được yêu cầu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ khả nghi của khối u, độ lớn của khối u, vị trí của khối u trong vú, số khối u, các vấn đề sức khoẻ khác bạn có thể gặp phải cũng như ý thích cá nhân của bạn.
Một chuyên gia sẽ quan sát mẫu mô bằng kính hiển vi. Có thể mất vài ngày đến một tuần để bạn biết kết quả.
Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính hoặc lành tính, điều đó có nghĩa là không phát hiện bất cứ tế bào ung thư nào. Hãy hỏi bác sĩ liệu bạn có cần được theo dõi bổ sung hay không, và khi nào bạn nên đi chụp nhũ ảnh sàng lọc lần kế tiếp.
Nếu kết quả sinh thiết cho thấy bạn có bị ung thư, bác sĩ của bạn có thể sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia ung thư vú.
Các bệnh viện Mount Elizabeth cung cấp giải pháp trọn gói cho tất cả các nhu cầu sàng lọc, đánh giá và chẩn đoán vú của bạn tại Trung tâm chăm sóc vú Mount Elizabeth.
Đội ngũ bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ X-quang, điều dưỡng và các chuyên gia y tế liên quan làm việc chặt chẽ để cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện và được cá nhân hóa nhằm hỗ trợ bạn trong suốt hành trình chăm sóc sức khoẻ vú của mình.