Dr Andrew Quoc Dutton
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Gãy xương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các chấn thương trong thể thao và tai nạn cho đến các bệnh lý như loãng xương, khiến cho tình trạng gãy xương có khả năng cao xảy ra hơn.
Hầu hết các trường hợp gãy xương không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng yêu cầu sự chăm sóc y tế ngay lập tức vì các tình trạng gãy xương thường đi kèm với máu chảy, sưng hoặc đau đớn, những tình trạng này đòi hỏi sự chăm sóc chuyên nghiệp.
Bác sĩ Andrew Dutton, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Mount Elizabeth, giải thích cần làm gì nếu bạn hoặc người xung quanh bị gãy xương.
Tình trạng gãy xương có thể không phải lúc nào cũng rõ ràng nhưng lại thường đi kèm với một số triệu chứng phổ biến sau đây:
Các trường hợp gãy xương liên quan đến các phần xương lớn như xương chậu hoặc xương đùi cũng có thể khiến một người trông nhợt nhạt, cảm thấy ẩm ướt lạnh, chóng mặt, ngất xỉu hoặc buồn nôn.
Nếu bạn nghi ngờ tình trạng gãy xương, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Có nhiều loại gãy xương khác nhau. Một số loại phổ biến bao gồm:
Nói chung, nếu có chấn thương ở phần chi trên (cánh tay, vai, khuỷu tay, cẳng tay) thì dùng nẹp cố định chi bằng cách sử dụng nẹp cánh tay, nếu sẵn có, hoặc băng cánh tay sát vào thân người sẽ giúp cố định chi. Điều này ngăn ngừa việc biến dạng thêm và gây đau đớn.
Chườm đá sẽ giúp giảm sưng và khó chịu. Nếu chấn thương liên quan đến cẳng tay, cổ tay hoặc bàn tay thì cố định nó lại bằng cách sử dụng một tấm ván phẳng là đủ.
Đối với chấn thương ở chi dưới (chân, đầu gối, bàn chân, cổ chân), bệnh nhân không nên đi mà nên đi tập tễnh hoặc dùng nạng nếu có. Nâng cao chi bị ảnh hưởng và cố định chi với một tấm ván, nếu sẵn có, là điều hữu ích. Chườm đá sẽ ngăn ngừa sưng và đau quá mức.
Bác sĩ sẽ đầu tiên đánh giá bệnh nhân bằng thăm khám lâm sàng để đảm bảo không có chấn thương thứ phát nào đối với dây thần kinh hoặc mạch máu.
Có thể tiến hành chụp X-quang để chẩn đoán tình trạng gãy xương, nhưng nếu các tấm phim không rõ ràng thì bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính (CT). X-quang nhanh hơn và dễ thực hiện hơn ở thời điểm đánh giá ban đầu.
Các yếu tố như độ dịch chuyển, góc bất thường (cong) và độ ổn định của xương gãy có thể được xác định sau khi xem phim X-quang hoặc MRI.
Tùy thuộc vào các yếu tố này, chi bị gãy có thể được cố định bằng nẹp nửa khuôn hoặc nẹp cố định. Khi vết sưng xẹp đi, chi có thể cần được bó bột kín hoàn toàn. Đối với các chấn thương bàn chân hoặc mắt cá chân, có thể sử dụng một chiếc ủng cố định đặc biệt.
Quá trình lành vết gãy xương thường là 6 – 8 tuần đối với chấn thương chi trên và 8 – 12 tuần đối với chấn thương chi dưới.
Bác sĩ sẽ thường xuyên yêu cầu chụp X-quang ngắt quãng để đảm bảo vết gãy xương lành với vị trí phù hợp.
Nếu vết gãy xương bị dịch chuyển hoặc cong đáng kể thì có thể cần phải tiến hành phẫu thuật. Có thể cần dùng đinh, tấm hoặc ốc kim loại để cố định xương gãy.
Sau khi phẫu thuật, thường tiến hành vận động chi sớm để ngăn ngừa cứng khớp.
Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ là điều thiết yếu. Giữ cố định chi bị ảnh hưởng và dùng nạng trong khoảng thời gian được yêu cầu. Nếu bệnh nhân không tuân thủ, có thể xương gãy bị dịch chuyển hoặc tình trạng lành vết thương bị chậm lại.
Giảm sưng và viêm đến mức tối thiểu là điều rất quan trọng. Nâng cao chi bị ảnh hưởng lên cao hơn mức tim và chườm đá vùng bị chấn thương. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm để hỗ trợ quá trình này.
Đảm bảo lượng canxi đưa vào cơ thể đủ cho việc lành xương là điều rất quan trọng, đặc biệt là đối với chế độ ăn của người Châu Á do chế phẩm từ sữa không chiếm một phần lớn.
Canxi có thể được tìm thấy trong các thực phẩm như sữa, sữa chua, súp lơ xanh, cải xoăn và cải thìa. Những người lớn tuổi có thể gặp khó khăn trong việc ăn đủ thực phẩm giàu canxi, do đó, cần bổ sung canxi dạng viên.