-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Ung thư vú là một trong số ít những bệnh ung thư mà bệnh nhân có thể phát hiện tại nhà thông qua việc tự kiểm tra. Bệnh nhân cần hiểu rõ về hình dạng, hình khối và cảm giác về vú của mình để có thể nhận ra các thay đổi nếu có, ví dụ như u cục. Việc tự kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu ung thư vú có thể giúp phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm trước khi bệnh lan rộng, có thể giúp ích cho việc điều trị thành công hơn. Một số điều cần lưu ý liên quan đến việc tự kiểm tra bao gồm:
Khi tự kiểm tra, phụ nữ nên chú ý các dấu hiệu sau để phát hiện ung thư vú sớm:
Chú ý phát hiện những thay đổi có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở vú và núm vú bằng cách từ từ xoay vú và núm vú từ bên này sang bên kia và cảm nhận những thay đổi ở vùng ngực, nách và xương đòn.
Nếu bạn nhận thấy có nổi u cục ở vú, hoặc nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị ung thư vú, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn và thực hiện các kỹ thuật kiểm tra chuyên sâu như chụp X-quang tuyến vú.
Chụp X-quang tuyến vú là một quy trình kiểm tra sàng lọc sử dụng một loại máy đặc biệt để chụp ảnh X-quang vú. Ảnh chụp X-quang cho phép phát hiện những u ung thư không thể cảm nhận được bằng tay hoặc những khối u ở vú chưa phải ung thư nhưng có thể phát triển thành khối u ung thư. Chụp X-quang tuyến vú hiện đang là một trong những công cụ tầm soát ung thư vú đáng tin cậy nhất. Chụp X-quang tuyến vú định kỳ có thể giúp phát hiện sớm ung thư vú, nhờ đó được chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời. Phụ nữ từ 40 – 49 tuổi nên chụp X-quang tuyến vú hàng năm.
Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) tuyến vú là một quy trình kiểm tra sàng lọc đặc biệt để tạo hình ảnh của tuyến vú bằng cách sử dụng từ trường mạnh và sóng radio. Chụp MRI tuyến vú không phải là lựa chọn thay thế cho chụp X-quang tuyến vú. Quy trình này được sử dụng như một công cụ bổ trợ cho chụp X-quang tuyến vú, thường là trong trường hợp có sự bất thường trên chụp X-quang tuyến vú nhưng không thể kết luận chắc chắn đó có phải là một khối u ung thư hay không.
Chụp MRI tuyến vú có thể được sử dụng để cung cấp cho bác sĩ thông tin chi tiết về vị trí bị ung thư vì quy trình này cho hình ảnh về mô vú. Chụp MRI tuyến vú cũng được sử dụng để kiểm tra vị trí sau khi điều trị nhằm xác định xem còn dấu hiệu của ung thư hay không.
Trong một số trường hợp, chụp MRI tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao, ví dụ như những phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc những phụ nữ trẻ hơn có mật độ nhu mô tuyến vú cao hơn.
Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư vú, bệnh nhân có thể được tư vấn tiến hành phẫu thuật để loại bỏ u và/hoặc sử dụng các phương pháp điều trị ung thư vú khác.
Phẫu thuật bảo tồn vú là phương pháp phẫu thuật cho phép loại bỏ hoàn toàn mô ung thư vú trong khi vẫn để lại tối đa mô bình thường xung quanh, bao gồm Phẫu thuật cắt bỏ u vú và Phẫu thuật cắt một phần tuyến vú. Phẫu thuật bảo tồn vú có ưu điểm là có thể đảm bảo hiệu quả khỏi bệnh tương đương với điều trị cắt toàn bộ tuyến vú. Phẫu thuật bảo tồn vú có thể có một số nguy cơ biến chứng xảy ra sau phẫu thuật như: sưng vú tạm thời, thay đổi kích thước và hình dạng vú, cứng do sẹo hình thành tại vết mổ, nhiễm trùng vết thương, chảy máu, sưng cánh tay (trong trường hợp cắt bỏ hạch).
Phẫu thuật cắt bỏ vú là phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ mô vú để điều trị hoặc phòng ngừa ung thư vú. Bác sĩ có thể tư vấn cắt bỏ vú thay vì phẫu thuật bảo tồn vú như phẫu thuật cắt bỏ u vú nếu:
Phẫu thuật cắt bỏ vú kèm bóc tách hạch nách có thể mất 2 – 3 giờ. Nếu tiến hành tái tạo vú đồng thời, ca phẫu thuật sẽ kéo dài hơn.
Cũng giống như các ca phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt bỏ vú có thể kéo theo các nguy cơ như:
Các loại thuốc để điều trị ung thư vú bao gồm hóa trị, liệu pháp nội tiết tố và liệu pháp nhắm đích.
Hóa trị là liệu pháp sử dụng các loại thuốc chống ung thư theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc bằng đường uống. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được tư vấn dùng hóa trị trước phẫu thuật (hóa trị tân bổ trợ) nhằm làm thu nhỏ khối u, giúp cho việc phẫu thuật sau đó trở nên ít xâm lấn hơn HOẶC dùng hóa trị sau phẫu thuật (hóa trị bổ trợ) nhằm tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại hoặc đã lan sang vùng khác nhưng không quan sát thấy (ngay cả bằngphương pháp chẩn đoán hình ảnh).
Hóa trị có thể đi kèm một số tác dụng phụ như:
Ngoài ra, do hóa trị có thể làm ảnh hưởng đến tế bào tạo máu của tủy xương, do đó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dễ bầm tím, xuất huyết, hay mệt mỏi. Tuy nhiên các tác dụng phụ này thường sẽ tự khỏi sau khi kết thúc điều trị. Trong trường hợp tác dụng phụ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê thuốc để điều trị các tác dụng phụ đó.
Liệu pháp nội tiết tố điều trị ung thư vú là phương pháp điều trị ung thư vú nhạy cảm với nội tiết tố. Các liệu pháp nội tiết tố phổ biến nhất cho bệnh ung thư vú phát huy hiệu quả bằng cách ngăn chặn nội tiết tố gắn vào các thụ thể trên tế bào ung thư hoặc bằng cách giảm khả năng sản sinh nội tiết tố của cơ thể.
Liệu pháp nội tiết tố có thể đi kèm một số tác dụng phụ như:
Ngoài ra, các tác dụng phụ ít gặp hơn nhưng nghiêm trọng hơn bao gồm: cục máu đông trong tĩnh mạch, ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư tử cung, đục thủy tinh thể, đột quỵ, loãng xương, bệnh tim.
Liệu pháp nhắm đích trong điều trị ung thư vú là sử dụng các thuốc làm hạn chế sự tăng trưởng và lan rộng của khối u, thường được áp dụng trên những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn muộn, tiến triển và di căn xa mà các phương pháp điều trị tại chỗ như phẫu thuật, xạ trị không thể thực hiện được.
Các thuốc được sử dụng để nhắm đích vào các phân tử cụ thể (chẳng hạn như protein) trên tế bào ung thư hoặc bên trong chúng. Các phân tử này giúp gửi các tín hiệu thông báo cho các tế bào phát triển hoặc phân chia. Bằng cách nhắm vào các phân tử này, thuốc ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư và hạn chế gây hại cho các tế bào bình thường. Liệu pháp nhắm đích cũng có thể được gọi là liệu pháp nhắm mục tiêu phân tử.
Một số tác dụng phụ thường gặp của liệu pháp nhắm đích bao gồm:
Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng các loại tia có năng lượng cao, thường là tia X, để phá hủy hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được tiến hành độc lập hoặc kết hợp với một hoặc nhiều phương pháp điều trị khác như: hóa trị, phẫu thuật. Có nhiều phương pháp xạ trị khác nhau, bao gồm: xạ trị áp sát, xạ trị chiếu ngoài hoặc bệnh nhân được cho uống, tiêm các thuốc chứa đồng vị phóng xạ.
Khi dùng xạ trị để điều trị ung thư vú, bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ như sau:
Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ muộn (tác dụng phụ xảy ra sau khi kết thúc xạ trị được vài tháng đến vài năm) bao gồm: hoại tử da vùng xạ trị, teo da, v.v.
Trải qua điều trị ung thư vú, dù bằng phương pháp hóa trị hay xạ trị hay phẫu thuật, bệnh nhân đều có khả năng gặp phải các tác dụng phụ như sưng, đau cứng ngực, vấn đề về thần kinh ngoại vi: đau, ngứa ở bàn tay, bàn chân, dẫn đến mất thăng bằng, tăng nguy cơ té ngã cũng như tình trạng mệt mỏi kéo dài do các tác dụng phụ gây ra. Phục hồi chức năng trong và sau khi điều trị ung thư vú có thể làm giảm các tác dụng phụ của điều trị và giúp ích cho quá trình hồi phục.
Các biện pháp phục hồi chức năng gồm có:
Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575
Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777