Dr Tan Ken Jin
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Không phải ai cũng hiểu hết những lợi ích thiết thực của lối sống năng động, nhưng rất ít người nhận thấy sự cần thiết của việc nghỉ ngơi khi trải nghiệm tình trạng khó chịu. Rốt cuộc, như ông bà ta đã dạy, có công mài sắt, có ngày nên kim, phải không?
Như với nhiều thứ trong cuộc sống, điều độ là yếu tố then chốt. Tập thể dục quá nhiều có thể khiến cơ thể quá sức và gây biến chứng. Gãy xương do quá sức là một loại chấn thương đau đớn có thể phát triển dần dần mà bạn không thể nhận ra cho đến khi mọi thứ đã quá trễ.
Gãy xương do quá sức là những vết rạn nhỏ trên xương gây ra bởi sự tích tụ các tổn thương lên xương khi có lực tác động liên tiếp lên cùng một vùng xương. Những loại gãy xương này phát triển khi cơ bị mỏi và không thể tiếp tục giảm xóc từ việc vận động quá sức nữa. Cơn đau do gãy xương do quá sức tách biệt hoàn toàn với cơn đau của những bệnh lý khác ở chỗ nó tăng cường độ khi tập luyện và giảm dần trong khi nghỉ ngơi.
Gãy xương do quá sức phổ biến nhất ở các xương chịu lực ở phần dưới của chân và bàn chân. Nguy cơ mắc phải chấn thương dạng này là cao nhất đối với các vận động viên điền kinh và lính nghĩa vụ – những người phải mang vác hành lý nặng đi đường dài. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị gãy xương do quá sức, ví dụ như, khi bạn bắt đầu một chương trình tập luyện mới và tập quá nặng quá sớm.
Cơn đau do gãy xương do quá sức thường khó thấy lúc mới bị, nhưng lại có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Độ nhức nhối thường xuất hiện tại một vị trí cụ thể và giảm xuống khi nghỉ ngơi. Có thể có sưng phù quanh khu vực đau.
Một nguyên nhân phổ biến gây ra gãy xương do quá sức là việc tăng cường độ hoặc lượng bài tập quá nhanh. Ngoài ra còn có các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị gãy xương do quá sức của bạn, chẳng hạn như:
Các xương bàn chân là các xương dài ở bàn chân nối mắt cá chân với các ngón chân. Thường có đau hoặc sưng về phía trước hoặc giữa bàn chân. Giống như gãy xương do áp lực ở hông, những trường hợp gãy xương như vậy thường gặp khi người chạy bộ tăng cường độ tập luyện. Cần lưu ý rằng những người bị loãng xương hoặc viêm khớp có nguy cơ cao bị gãy xương bàn chân do áp lực. Những người bị viêm khớp ngón chân cái cũng dễ bị gãy xương do áp lực hơn ở các xương bàn chân lân cận do cơ học sinh học bị thay đổi.
Gãy xương bàn chân do áp lực là một trường hợp phổ biến ở các vận động viên, đặc biệt là vận động viên thể dục dụng cụ, vũ công ba lê và người đi bộ đường dài vì các hoạt động của họ liên tục gây áp lực lên bàn chân.
Xương ghe là một trong những xương cổ chân ở mắt cá chân, nằm trên xương gót chân, trên đỉnh giữa bàn chân.
Bạn có thể bị đau ở vòm trong của bàn chân hoặc đau nhức nhẹ ở giữa bàn chân ngay sau khớp mắt cá chân. Gãy xương do áp lực ở xương ghe là phổ biến vì lực nén tập trung vào xương này khi bàn chân chạm đất. Việc cung cấp máu thấp trong vùng này khiến việc chữa lành các vết thương nhỏ trở nên khó khăn hơn, do đó các vết thương có nhiều khả năng phát triển thành gãy xương do áp lực hơn.
Gãy xương do áp lực ở xương ghe phổ biến hơn trong các môn thể thao có tác động cao như chạy nước rút, nhảy, vượt rào, bóng rổ và bóng đá.
Mỗi cẳng chân có 2 xương ống chân và xương lớn hơn trong hai xương này là xương chày. Là một xương chịu trọng lượng, xương chày sẽ bị nứt khi cơ bắp không thể hấp thụ áp lực và do đó phải dùng đến xương. Áp lực thường được tạo ra bởi việc đập bàn chân nhiều lần trên các bề mặt cứng. Bệnh nhân nói chung bị đau ở xương ống chân, tăng lên khi hoạt động và giảm bớt khi nghỉ ngơi.
Gãy xương do áp lực ở xương chày phổ biến hơn ở các vận động viên bóng chuyền, người chạy bộ và vận động viên thể dục dụng cụ.
Có 12 xương sườn mỗi bên trái và phải, và xương sườn thứ nhất là xương dễ bị thương nhất. Điều này là do xương sườn đầu tiên yếu hơn và mỏng hơn do có các rãnh để các mạch máu đi qua. Bệnh nhân có thể nhận thấy đau ở bên cổ, lưng trên hoặc sau vai. Cơn đau có thể trở nên trầm trọng hơn khi hít thở sâu, ho hoặc cử động cánh tay qua đầu.
Gãy xương do áp lực ở xương sườn phổ biến hơn ở các môn thể thao liên quan đến các chuyển động vai mạnh mẽ, chẳng hạn như chèo thuyền, bóng chày, khiêu vũ và lướt ván buồm.
Gãy xương do áp lực ở hông là một chấn thương nghiêm trọng cho phần bóng của khớp háng. Bệnh nhân thường bị đau nhức vùng háng. Cơn đau này có thể trở nên trầm trọng hơn khi nằm xuống hoặc khi bàn chân chạm đất khi chạy hoặc nhảy lò cò. Gãy xương do áp lực ở hông bị sai lệch (xương lệch khớp) có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử xương hông, tình trạng ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho xương hông.
Gãy xương do áp lực ở hông phổ biến hơn ở các vận động viên chạy đường dài, tân binh quân đội và các vận động viên thể thao có tác động trung bình.
Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị gãy xương do áp lực, hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ. Mặc dù chụp X-quang có thể không mang tính kết luận, nhưng chụp cắt lớp xương hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có hiệu quả trong việc xác định tình trạng này.
Đơn thuốc thông thường là nghỉ ngơi, dùng thuốc chống viêm, giãn cơ và tăng cường sức cơ.
Phương pháp RICE thường là một trong những phương pháp điều trị đầu tiên bác sĩ sẽ khuyên bạn nên áp dụng cho chấn thương của mình.
Nghỉ ngơi (Rest): Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong 2 ngày đầu tiên sau khi bị thương. Chấn thương của bạn có thể mất 6 - 12 tuần để lành tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Nếu bạn thực sự phải giữ dáng cho cuộc thi marathon hoặc cuộc thi tiếp theo, hãy giới hạn bản thân trong các bài tập có tác động thấp hoặc tham gia các bài tập chéo nhẹ nhàng.
Đá lạnh (Ice): Chườm túi đá, được bọc bằng một chiếc khăn nhẹ thấm hút trong 15 - 20 phút, cứ sau 2 đến 3 giờ trong 2 ngày đầu tiên sau khi bị thương. Điều này giúp giảm đau và sưng.
Ép nhẹ (Compression): Quấn chặt vùng bị ảnh hưởng bằng băng y tế đàn hồi để tránh phù nề.
Nâng cao (Elevation): Nâng cao vùng cơ thể bị đau trên mức tim để giảm đau, nhức và sưng. Ví dụ, bạn có thể dùng gối để kê chân lên khi ngồi trên ghế sofa.
Nếu gãy xương do áp lực khiến bạn bị đau hoặc khó chịu kéo dài, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol.
Bác sĩ có thể đề nghị dùng nẹp bột, nạng hoặc giày đi bộ hoặc nẹp trong vài tuần để giảm hoặc loại bỏ căng thẳng trên xương bị thương.
Khi bạn nhận thấy rằng vết sưng đã giảm xuống đến mức bạn có thể nhìn thấy các nếp nhăn trên da, bạn có thể bắt đầu đặt một chút sức nặng lên vùng này. Bạn vẫn có thể cần sử dụng nạng hoặc gậy. Thông thường, bạn có thể đặt toàn bộ trọng lượng của mình lên vùng này 2 tuần sau khi bị thương.
Hầu hết các vết gãy do áp lực sẽ lành trong khoảng 6 - 8 tuần. Có thể đi lại mà không đau là dấu hiệu cho thấy xương bị thương đã lành hoàn toàn và bạn có thể quay lại hoạt động đã gây ra gãy xương do áp lực. Bác sĩ có thể chụp X-quang để đảm bảo rằng vết gãy xương đã lành.
Bác sĩ có khả năng sẽ đề nghị bạn trải qua vật lý trị liệu sau khi vết gãy xương do áp lực của bạn đã lành. Điều này có thể được thực hiện với sự trợ giúp của nhân viên vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sử dụng thiết bị tập thể dục chuyên dụng cho phép bạn cải thiện sức mạnh và độ dẻo dai của cơ cũng như xây dựng xương. Điều này rất quan trọng để ngăn ngừa gãy xương trong tương lai.
Thỉnh thoảng, khi gãy xương do áp lực không lành sau khi điều trị không phẫu thuật, phẫu thuật để ổn định vết gãy và tăng cường quá trình lành xương đôi khi có thể cần thiết.