Cho bé lần đầu thưởng thức thức ăn rắn là một cột mốc lớn đối với cả bạn lẫn con bạn. Sau đây là lý do vì sao bạn có thể cân nhắc đến phương thức cai sữa do bé tự hướng dẫn để giới thiệu thức ăn rắn cho con bạn.
Cai sữa do bé tự hướng dẫn là gì?
Phương pháp ngày càng phổ biến - cai sữa do bé tự hướng dẫn, là một cách thức mới để giới thiệu thức ăn rắn cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bình thay cho sử dụng muỗng và thức ăn xay đặc cho bé mua sẵn. Qua quá trình này, bạn đưa đến bé những phần thức ăn có kích thước phù hợp cho em bé. Dường như phương pháp này mang lại nhiều lợi ích, từ việc xây dựng hành vi ăn uống lành mạnh ngay từ những khoảnh khắc đầu, cho đến các kết quả sức khỏe về lâu dài, chẳng hạn như giảm thiểu các rủi ro thừa cân và béo phì cho bé.
Cai sữa do bé tự hướng dẫn (BLW - baby-led weaning) có nghĩa là khi bé đạt đến khoảng 6 tháng tuổi, thức ăn rắn có thể được giới thiệu đến bé thông qua việc tự ăn. Bạn tự chọn món ăn và đưa bé ăn vào lúc nào. Lúc này, bé khám phá thức ăn yêu thích cũng như ăn bao nhiêu và thời gian ăn kéo dài đến đâu là tùy bé.
Lợi ích của phương thức cai sữa do bé tự hướng dẫn là gì?
Bằng việc giúp bé tự kiểm soát một phần quá trình bắt đầu ăn thức ăn rắn, bạn đang chuẩn bị cho bé một mối quan hệ lành mạnh với thức ăn, bên cạnh các lợi ích sau:
Giờ ăn nhẹ nhàng hơn
Cai sữa do bé tự hướng dẫn cho phép bạn cung cấp cho bé loại thức ăn giống như món đang phục vụ trong bữa ăn gia đình, nhưng được cắt nhỏ thành miếng vừa ăn. Thêm vào đó, lúc không phải đút cho bé ăn riêng, bạn có thể tự do ăn cùng gia đình bên bàn ăn.
Đẩy mạnh hành vi ăn uống tích cực
Bé có thể tự chọn món và lượng thức ăn, điều này phát triển thói quen ăn uống lành mạnh hơn dựa trên mức độ thèm ăn của riêng bé chứ không phải bởi các yếu tố ngoại cảnh.
Giảm bớt khó tính với thức ăn
Các bậc phụ huynh thường khẳng định rằng phương pháp cai sữa cho bé tự hướng dẫn giúp giảm thiểu thói kén ăn và hỗ trợ chấp nhận nhiều món ăn đa dạng hơn. Nguyên nhân là do bé được tiếp xúc với nhiều mùi vị, hương thơm và kết cấu thức ăn ở giai đoạn sớm.
Bạn lo lắng bé có thể bị sặc. Liệu phương pháp cai sữa do bé tự hướng dẫn có gia tăng rủi ro xảy ra tình trạng bị sặc?
Khi bé học cách ăn thức ăn rắn, lo lắng về khả năng bị sặc là một cảm giác tự nhiên. Khi đạt đến 6 tháng tuổi, không phải tất cả bé đều đã phát triển các kỹ năng vận động miệng cần có cho hoạt động nhai và nuốt. Vì vậy, có một sự bất đồng giữa khả năng tự ăn của bé và những kỹ năng chưa thành thục.
Các bước giúp giảm thiểu khả năng bị sặc
Dù áp dụng phương pháp truyền thống giới thiệu thức ăn rắn hay phương pháp cai sữa do bé tự hướng dẫn, tuân thủ theo các bước sau là rất quan trọng để giảm thiểu khả năng bé bị sặc:
Tránh các loại thức ăn có rủi ro gây nghẹn như:
Trái cây và rau củ sống, cứng
Bỏng ngô
Nho khô
Thịt chưa cắt miếng
Nho nguyên trái
Cắt thức ăn thành hình ống dài để bé dễ cầm nắm
Không hối thúc bé hoàn thành bữa ăn
Đảm bảo thức ăn được đưa đến bé có thể nghiền nát nhuyễn dễ dàng giữa các ngón tay hoặc giữa môi của bạn
Đảm bảo bé ngồi thẳng ở vị trí 90 độ trong suốt thời gian bữa ăn.
Tuyệt đối không để bé một mình trong giờ ăn
Làm sao để biết nếu bé đã sẵn sàng cho thức ăn rắn?
Sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn dinh dưỡng đủ đầy cho mọi nhu cầu ăn uống của bé cho đến khoảng 6 tháng tuổi. Vào giai đoạn này, bạn nên chú ý đến hiện tượng không đẩy lưỡi (phản xạ tự nhiên đẩy thức ăn ra bằng lưỡi của bé). Các dấu hiệu khác cần để ý là bé có thể:
đưa tay lên miệng
giữ đầu thẳng
ngồi thẳng mà không cần hỗ trợ
sử dụng tay để múc và nắm đồ vật
Có thể cho bé ăn những loại thức ăn rắn nào?
Từ 6 tháng tuổi, chỉ uống sữa thôi là không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé đang lớn. Bé cần các loại thức ăn giàu chất sắt, sắt là nguyên tố cần thiết ở giai đoạn này để hỗ trợ quá trình phát triển của bé. Một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt mà bạn có thể dần dần đưa vào khẩu phần ăn của bé hàng ngày gồm có:
thịt bằm
hạt ngũ cốc và các loại hạt bằm
ngũ cốc tăng cường dinh dưỡng dạng gạo
đậu lăng
đậu hoặc đậu Hà Lan nghiền nhuyễn
đậu que hấp chín
bông cải xanh và rau bina hấp chín
Một chế độ ăn đa dạng và cân bằng cho bé cũng rất quan trọng. Các loại thực phẩm khác bạn có thể bắt đầu cho bé dùng là:
Quả bơ
Khoai tây hoặc khoai lang hấp chín, gọt vỏ
Chuối
Bắp cải
Cá bỏ xương, được lột thành miếng mỏng như cá hồi
Bột yến mạch
Múi cam không vỏ
Bí đỏ
Gạo
Cà rốt hấp chín hoặc cắt nhỏ
Các loại quả thuộc họ dâu được rã đông hoặc xay nhuyễn
Đậu hũ
Cà chua
Sữa chua không đường
Những loại thức ăn cần tránh
Có một vài loại thức ăn bạn nên tránh cho bé và trẻ nhỏ dùng. Bao gồm:
Muối. Không được cho bé quá nhiều muối, vì hệ thận còn non nớt của con bạn có thể bị tổn hại. Hãy tránh cho thêm muối khi chuẩn bị thức ăn cho bé, đồng thời không sử dụng súp viên hoặc nước hầm thịt.
Đường. Bé không cần đường. Tránh dùng các món ngọt và nước uống ngọt, bao gồm cả mật ong và nước ép trái cây.
Chất béo bão hòa. Không cho bé dùng quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa như khoai tây chiên, bánh quy và bánh ngọt.
Mật ong. Đôi khi mật ong chứa vi khuẩn sinh ra độc tố trong hệ tiêu hóa của bé, có thể dẫn đến hiện tượng ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh nguy hiểm. Hãy chờ đến khi bé được hơn một tuổi mới dùng mật ong.
Các loại hạt nguyên vẹn và đậu phộng. Không nên cho trẻ em dưới 5 tuổi ăn các loại hạt nguyên vẹn, vì có khả năng bị sặc. Các loại hạt đã được nghiền, xay hoặc bơ hạt mịn có thể được dùng sau khi bé 6 tháng tuổi.
Một số loại phô mai. Tránh dùng các loại phô mai chín mềm có nấm mốc như phô mai brie hoặc camembert, phô mai dê chín và phô mai xanh mềm. Hãy kiểm tra nhãn của các loại phô mai để đảm bảo chúng được làm từ sữa tiệt trùng.
Trứng sống hoặc chưa được nấu kỹ. Các bằng chứng hiện tại gợi ý rằng bạn có thể cho bé dùng trứng như một trong những món đầu tiên. Trứng có thể được dùng nếu cả lòng trắng và lòng đỏ đã đông lại khi bé được 6 tháng tuổi, nhưng vẫn cần lưu ý đến khả năng phản ứng dị ứng hoặc các triệu chứng nhạy cảm với thức ăn.
Hải sản sống. Hải sản sống hoặc nấu chưa kỹ, như con vẹm, sò và hàu có thể làm tăng rủi ro ngộ độc thực phẩm.
Một số loại cá nhất định. Các loại cá như cá mập, cá kiếm, và cá nhám có hàm lượng thuỷ ngân cao và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của bé.
QUAN TRỌNG: Hiện tại, các nghiên cứu về phương pháp cai sữa do bé tự hướng dẫn còn rất hạn chế. Đối với các bậc cha mẹ chọn theo phương pháp này, xin hãy thận trọng. Khuyến nghị hiện tại về việc giới thiệu thức ăn rắn là bắt đầu với thức ăn trơn và có độ lợn cợn từ 6 – 9 tháng tuổi, sau đó là thức ăn được nghiền, băm và cắt nhỏ từ lúc 10 – 12 tháng tuổi. Khi bé được 4 – 6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu quá trình cai sữa dựa trên sự sẵn sàng của bé. Mặc dù phương pháp cai sữa do bé tự hướng dẫn có thể có những lợi ích về sức khỏe, tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn lên kế hoạch điều chỉnh phương pháp này cho phù hợp với bé là cách làm tối ưu.
Baby-Led Weaning: Is It Right for Your Child? Retrieved 11/06/2019 from https://www.webmd.com/parenting/baby/features/baby-led-weaning-food#1
What Is Baby-Led Weaning? Everything You Need to Know. Retrieved 11/06/2019 from https://www.healthline.com/nutrition/baby-led-weaning
Solid foods: How to get your baby started. Retrieved 11/06/2019 from https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20046200
Weaning Your Breastfed Baby. Retrieved 11/06/2019 from https://www.webmd.com/parenting/baby/features/weaning-your-breastfed-baby#1
Food to avoid giving babies and young children. (2018, November 15) Retrieved October 2021, 2021, from https://www.nhs.uk/conditions/baby/weaning-and-feeding/foods-to-avoid-giving-babies-and-young-children/
Một trong những quyết định lớn mà phụ huynh mới phải đưa ra trong giai đoạn đầu của hành trình làm cha mẹ có liên quan đến lựa chọn loại sữa nào để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh của họ. Một chuyên gia dinh dưỡng và một chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ (cho con bú) sẽ trả lời các câu hỏi của bạn.
Việc bổ sung thức ăn rắn vào chế độ ăn của bé đánh dấu một cột mốc thú vị, nhưng bạn có thể gặp khó khăn để biết bắt đầu từ đâu, đặc biệt nếu là cha mẹ lần đầu.
Cho con bú là một phần quan trọng trong quá trình làm mẹ nhưng đôi khi, đặc biệt là với các bà mẹ mới, nó có thể đem lại cảm giác căng thẳng. Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ những điều cần lưu ý.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn cho con bú, bạn có thể cảm thấy lo lắng không biết mình có đang làm đúng cách hay không. Một chuyên gia dinh dưỡng và một chuyên gia tư vấn cho con bú sẽ trả lời các câu hỏi của bạn.