Những điều các bà mẹ mới cần biết về cho con bú

Nguồn: Shutterstock

Những điều các bà mẹ mới cần biết về cho con bú

Cập nhật lần cuối: 22 Tháng Mười Một 2019 | 10 phút - Thời gian đọc

Mặc dù cho con bú là một quá trình tự nhiên, nhưng đối với nhiều bà mẹ mới sinh con lần đầu việc này không hề dễ dàng.

Có thể bạn có nhiều thắc mắc về việc cho con bú mà ngượng không dám hỏi, hoặc bạn không biết bắt đầu từ đâu. Dưới đây là câu trả lời cho câu hỏi bạn nên ghi nhớ: giai đoạn khởi đầu có thể khó khăn và gây bực bội nhưng với lòng kiên trì, sự nỗ lực, và hỗ trợ nhiệt tình, cả bạn và bé yêu sẽ tìm được nhịp điệu để thực hiện tốt việc này.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn cho con bú, có thể bạn sẽ cảm thấy băn khoăn và lo lắng. Dưới đây là bản hướng dẫn hỗ trợ bạn bắt đầu.

Liệu tôi CÓ PHẢI cho con bú?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều lợi ích từ việc cho con bú, không chỉ cho bé, mà cho cả mẹ nữa.

Sữa mẹ chứa các kháng thể không thể nhân tạo được và chứa tất cả các dưỡng chất cần thiết cho bé trong vòng 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ dễ được bé tiêu hóa, và các dưỡng chất trong sữa được điều chỉnh phù hợp để đáp ứng nhu cầu đang phát triển của bé.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc cho con bú sữa mẹ cũng hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ mắc phải dị ứng thực phẩm hoặc béo phì ở bé, theo lời của Lee Yee Hong, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Moubt Elizabeth Novena.

Trong khi sữa công thức cho trẻ sơ sinh là một sản phẩm thay thế hợp lý, các chuyên gia y tế đồng thuận cho rằng sữa mẹ là phương thức tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

Đối với người mẹ, việc cho con bú có khả năng ngăn ngừa ung thư vúung thư buồng trứng. Cho con bú hỗ trợ gắn kết quan hệ mẹ-con, và giải phóng các "hóoc-môn làm mẹ" như prolactin - giúp đẩy lùi hội chứng u sầu sau sinh (baby blues), và oxytocin - chất này giúp tử cung co lại. Cho con bú đúng cách cũng hỗ trợ mẹ quay lại cân nặng trước khi mang thai.

Bạn có biết không?

Bệnh viện Mount Elizabeth Orchard và Mount Elizabeth Novena là hai bệnh viện tư nhân đầu tiên được công nhận là thân thiện với trẻ sơ sinh bởi Sáng Kiến Thân Thiện Với Trẻ Sơ Sinh (BFHI) của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO).

Các tiêu chí cho chứng nhận này bao gồm cam kết thực hiện 10 bước khuyến khích cho con bú, chẳng hạn như tạo điều kiện tiếp xúc da-với-da giữa mẹ và bé ít nhất một giờ đồng hồ ngay sau khi sinh.

Liệu chỉ vắt sữa có được không?

Có một số mẹ về mặt cơ thể không tìm thấy niềm vui trong việc cho con bú trực tiếp, nhưng vẫn muốn cung cấp sữa mẹ cho bé. Đây là một lựa chọn cá nhân. Nếu việc vắt sữa mẹ và cung cấp sữa cho bé phù hợp hơn với bạn, bạn có quyền lựa chọn như vậy.

Các chuyên gia tư vấn cho con bú đồng ý rằng, nếu được, cho bé bú trực tiếp vẫn là cách thức tốt nhất. Việc bé bú trực tiếp từ vú mẹ hỗ trợ kích thích và duy trì dòng chảy sữa mẹ, theo lời của Loh Lee Lian, nữ y tá cho con bú tại Bệnh viện Mount Elizabeth.

Các mẹ hầu hết đều hút sữa sẽ phải đương đầu với tình trạng căng tức (vú sưng hoặc chứa đầy sữa đến tình trạng tắc ứ) vì việc kích thích dòng chảy sữa mẹ thông qua việc vắt sữa khó khăn hơn. Bên cạnh đó, khi bạn sử dụng máy hút sữa, bạn cần phải cẩn thận chuẩn bị, làm sạch và khử trùng thiết bị đúng cách để tránh bị nhiễm khuẩn.

Cùng với việc tiện lợi hơn việc hút sữa, cho bé bú trực tiếp cũng hỗ trợ gắn kết quan hệ mẹ-con.

Dù vì lý do gì mẹ lựa chọn không cho bé bú trực tiếp, thì việc vắt sữa vẫn là lựa chọn tốt tiếp theo.

Việc hút sữa thường xuyên có thể hỗ trợ duy trì dòng chảy sữa mẹ. Các chuyên gia tư vấn cho con bú khuyến nghị nên luân phiên giữa việc sử dụng máy hút sữa và dùng tay để vắt sữa mẹ. Điều này sẽ hỗ trợ duy trì dòng chảy sữa mẹ dễ dàng và tránh được tình trạng vón cục.

Cũng có khả năng bạn sẽ vắt sữa để tích trữ một khi bạn đi làm lại . Trở lại với công việc trước khi bé được 6 tháng tuổi đòi hỏi việc vắt sữa khoảng tầm mỗi 3 giờ khi hai mẹ con tách biệt. Điều này đảm bảo lượng sữa mẹ dồi dào đủ để cung ứng cho những lúc bạn tách biệt khỏi bé, và cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu.

Liệu tôi có khả năng cho con bú được không nếu tôi có ngực nhỏ hoặc ngực to?

Phần lớn phụ nữ đều có khả năng sản xuất lượng sữa đủ cho bé yêu của mình, cho dù kích thước ngực họ như thế nào. Bạn có thể thấy ngực mình to ra trong suốt quá trình mang thai, khi mô vú bắt đầu hình thành để tạo thuận tiện cho việc cho con bú.

Dung lượng sữa bạn có khả năng sản xuất không lệ thuộc vào kích thước vòng ngực. Nó tùy thuộc vào mô vú. Một số chị em có vòng 1 khiêm tốn sản xuất rất nhiều sữa trong khi một số chị em khác có vòng 1 đầy đặn lại gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ sữa. Sản xuất đủ sữa là một quan tâm thường gặp ở nhiều bà mẹ, nhưng phần lớn các chuyên gia tư vấn cho con bú đồng ý rằng các mẹ thông thường đều có khả năng sản xuất đủ lượng sữa bé yêu của mình cần.

Cho con bú có được xem là bị đau?

Đau đầu vú là một vấn đề thường gặp trong những tuần đầu tiên của quá trình cho con bú. Ngực của bạn chưa bao giờ phải trải qua chiếc miệng non nớt của bé mới sinh, vậy nên việc bạn thấy có chút đau khi cho con bú ở giai đoạn đầu là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, nứt đầu vú, chảy máu và đau nhức liên tục là các dấu hiệu cho thấy có khả năng bé của bạn chưa ngậm vú đúng cách. Một chuyên gia tư vấn cho con bú có thể hỗ trợ điều chỉnh cách ngậm vú của bé, và cũng đưa ra hướng dẫn về cách thức chữa lành đầu vú. Việc sử dụng tạm thời miếng bảo vệ đầu vú và một loại kem hoặc thuốc bôi đầu vú được kê toa có thể hữu ích trong việc giảm đau.

Nếu bạn cảm thấy cơn đau như đang bắn tới, đừng phớt lờ điều này. Cục tắc trong vú kèm theo đau và đỏ có thể là dấu hiệu ống dẫn sữa bị tắc (một vùng trong vú với dòng chảy sữa bị tắc nghẽn), có thể dẫn đến viêm tuyến vú - một tình trạng nhiễm trùng khó chịu đòi hỏi điều trị bằng kháng sinh. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức và đi kiểm tra. Tiếp tục cho bé bú thường xuyên. Bạn có thể cảm thấy muốn ngừng cho con bú, tuy nhiên việc tiếp tục cho con bú thực sự hỗ trợ duy trì dòng chảy sữa, giải phóng cục tắc và điều trị tình trạng nhiễm khuẩn nhằm ngăn ngừa tắc nghẽn thêm trong tương lai.

Làm cách nào để tôi cho con bú hiệu quả hơn?

Mặc dù là một trong những hành động tự nhiên nhất trong cuộc đời, việc cho con bú đòi hỏi nhiều thực hành. Tìm hiểu cách thức bế và đỡ bé nằm trong tư thế thoải mái cho cả bạn và bé đòi hỏi sự phối hợp - và cả sự kiên nhẫn. Tìm kiếm một tư thế cho bú phù hợp với bạn và bé rất xứng đáng với tất cả nỗ lực vì bạn sẽ dành hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để cho con bú.

Trước khi em bé tới, tham gia các lớp học cho con bú là một ý hay. Điều này cho phép bạn có một ý niệm tổng quát về nguyên lý cho con bú. Với nhiều người, điều này có thể là tất cả những gì bạn cần để nắm vững các bước cho con bú. Với những người khác, bạn có thể cần nhiều hỗ trợ hơn một chút. Đừng ngại yêu cầu sự trợ giúp từ một chuyên gia tư vấn cho con bú. Khi bé đã ra đời, chuyên gia tư vấn cho con bú sẽ có thể hỗ trợ bạn và bé tìm ra tư thế tốt nhất cho việc cho con bú.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động cho con bú hiệu quả hơn, theo lời của Lee Yee Hong. Tiêu thụ nhiều calo, đạm, và các vi chất dinh dưỡng, đồng thời uống đủ nước, là những điều kiện cần thiết cho việc cho con bú thành công.

Tôi nên cho bé bú bao nhiêu lần một ngày?

Bé cưng của bạn sẽ báo hiệu cho bạn biết khi nào đã đến giờ ăn bằng cách tạo ra 'các tín hiệu thèm ăn'. Các tín hiệu này có thể bao gồm việc rúc rích về hướng bầu vú, mở và đóng miệng, và mút mút ngón tay của mình. Tốt nhất là cho bé ăn khi chúng phát tín hiệu này hơn là chờ đợi bé khóc lên, vì khi bé đã khóc thì việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn.

Để hỗ trợ bé tìm ra bữa ăn chính đến từ đâu, hãy chà nhẹ má của bé với đầu vú hoặc ngón tay của bạn để bé quay về phía vú. Ngay cả khi bé không nhận được nhiều sữa ở giai đoạn đầu, việc kích thích sẽ hỗ trợ dòng sữa chảy ra. Các buổi học bú đầu tiên có thể rất ngắn ngủi, tầm khoảng 5 phút, hoặc dài đến 45 phút, tuy nhiên một khi bạn và bé đã phối hợp tìm ra được một cách ngậm bú hiệu quả, thông thường mỗi lần bú sẽ kéo dài từ 20 - 40 phút trên mỗi bầu vú.

Tại sao ngực tôi cứng như đá?

Tình trạng căng tức - khi ngực bạn phồng lên với sữa - có thể xảy ra một vài ngày sau khi bạn mang bầu, và có thể khiến ngực bạn có cảm giác cứng và đau. Thậm chí ngay cả khi bạn cho con bú thường xuyên, đôi khi ngực bạn vẫn giữ cảm giác căng tức. Bé yêu sẽ khó có thể ngậm vào một bầu vú cứng như đá, vậy nên dưới đây là cách làm giảm cảm giác đau đớn và làm sữa chảy ra:

  • Gạc ấm có thể được sử dụng trước mỗi lần cho con bú. Hơi nóng xúc tiến dòng chảy của sữa. Bạn sẽ mất đi một lượng ít sữa trong quá trình này nhưng nếu như bạn đang cho con bú thường xuyên, thì chẳng cần phải lo lắng.
  • Sử dụng túi nước đá để xoa dịu cơn đau sau mỗi lần cho con bú.
  • Nằm sấp giúp giảm sức nặng của trọng lực và với một số phụ nữ, điều này giúp giảm cơn đau.
  • Vắt một lượng nhỏ sữa cũng có thể hỗ trợ làm mềm phần ngực bị căng tức để có thể ngậm vú dễ hơn.

Làm cách nào để sản xuất nhiều sữa hơn?

Việc nỗ lực tối đa để cho con bú trực tiếp là điều cực kỳ đáng giá, bởi vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất mà bạn có thể mang đến cho em bé mới sinh trong suốt ít nhất một năm đầu đời. Nhưng một số phụ nữ gặp phải vấn đề liên quan đến nguồn sữa của mình.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng sữa ít thường gặp nhất là lượng thức ăn và chất lỏng thu nạp không đủ, sự mệt mỏi, mức độ căng thẳng cao, và các buổi cho bé bú quá thưa thớt, hoặc mỗi buổi chỉ cho bú trong thời gian ngắn.

Một số các thảo dược có tác dụng kích thích sản xuất sữa (galactagogues) thường được sử dụng bao gồm các loại thảo dược như cây cỏ cà ri và kế sữa, theo lời của Lee Yee Hong. Tuy nhiên, bà khuyến cáo rằng các loại thảo dược phải được sử dụng thận trọng, do chúng có thể chứa các chất hóa học gây nguy hại cho bé.

Dưới đây là một vài cách thức để đối phó với tình trạng sữa ít:

  • Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh với tầm 2,500 calo mỗi ngày. Việc cho con bú sẽ hỗ trợ bạn giảm cân nặng đã tăng trong quá trình mang thai, vậy nên điều quan trọng là cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết nhằm duy trì sức khỏe ngay cả trong quá trình giảm cân.
  • Uống nhiều nước. Cơ thể của bạn không thể sản xuất sữa nếu như bị mất nước.
  • Có càng nhiều giấc ngủ phục hồi ban đêm càng tốt, và chợp mắt vào ban ngày khi bé đang ngủ.
  • Cho con bú thường xuyên, bởi vì bé ngậm bú càng thường xuyên và lâu hơn thì bạn càng sản xuất nhiều sữa hơn.
  • Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc hỗ trợ sản xuất prolactin và kích thích nguồn sữa.

Tôi nên tìm kiếm yếu tố nào khi mua một chiếc máy hút sữa?

Từ loại cầm tay cho đến loại dùng điện, có rất nhiều kiểu máy hút sữa khác nhau. Chúng hỗ trợ giảm thiểu tình trạng căng sữa và cho phép bạn chuẩn bị sẵn một số bình sữa dự trữ để bạn có thể giao lại bé cho người trông thuê trong vài giờ. Khi lựa chọn máy hút sữa nào để mua, sau đây là một vài câu hỏi bạn nên tự đặt ra:

  • Tôi sẽ sử dụng máy hút sữa thường xuyên như thế nào? Nếu như bạn chỉ rời xa bé thỉnh thoảng và nguồn sữa của bạn đã được duy trì ổn định, một chiếc máy hút đơn giản dạng cầm tay có thể là thứ bạn cần.
  • Bạn có cần vắt sữa càng nhanh càng tốt? Một buổi hút sữa điển hình kéo dài khoảng 10 - 15 phút cho mỗi bên ngực. Nếu như bạn cần vắt sữa tại nơi làm việc hoặc trong các khung thời gian eo hẹp khác, bạn có thể cân nhắc đến việc đầu tư cho một chiếc máy hút sữa chạy điện cho phép bạn hút sữa từ cả hai bên ngực cùng lúc.

Có bình thường không nếu thấy sữa rò rỉ?

Khi nguồn sữa của người mẹ mới sinh được tạo lập, việc có chút rò rỉ sữa là điều không hiếm. Trong giai đoạn này, miếng lót thấm vú có thể là người bạn thân nhất của bạn. Tình trạng rò rỉ sữa là một lời nhắc nhở rằng quá trình tiết sữa đang diễn ra tốt đẹp. Nó cũng là cách thức cơ thể ngăn ngừa căng tức và làm giảm cảm giác đầy chật mà bạn có thể cảm thấy trong phần ngực của mình.

Thật không may, hiện tượng rò rỉ sữa là khá khó dự đoán. Một số mẹ bị rò rỉ sữa khi chỉ nghĩ đến bé, hoặc nghe tiếng một em bé khóc. Khi chuyện này xảy ra, hãy đan chặt tay lại trên vú mình trong một hai phút. Bạn cũng có thể rò rỉ sữa khi đang làm tình, đó là chuyện hoàn toàn bình thường.

Liệu tôi có thể tiếp tục cho con bú nếu tôi bị cảm lạnh hay cảm cúm?

Có rất ít các tình trạng bệnh tật nghiêm trọng đến mức một người mẹ phải tạm ngừng cho con bú. Do phần lớn các bệnh tật được gây ra bởi vi rút, mà chủ yếu lây lan trong khoảng thời gian trước khi bạn nhận ra bạn bị bệnh, bé yêu đã bị tiếp xúc với vi rút từ trước khi triệu chứng bắt đầu xuất hiện trên cơ thể bạn. Tiếp tục cho bé bú sẽ hỗ trợ bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn bởi vì cơ thể bạn sản xuất các kháng thể cụ thể nhằm đối kháng với vi khuẩn đang gây bệnh, và bạn truyền các kháng thể đó tới cho bé thông qua sữa mẹ.

Việc cho con bú cũng sẽ hỗ trợ bạn nghỉ ngơi tốt hơn. Khi bạn cho bé bú, cơ thể sẽ giải phóng hóoc-môn oxytocin, tạo ra hiệu ứng thư giãn và hỗ trợ các bà mẹ đang cho con bú được thoải mái hơn.

Trong khi cho con bú và nghỉ ngơi đầy đủ, hãy nhớ uống nhiều nước, do bạn sẽ không muốn rơi vào tình trạng mất nước. Sự mất nước có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn trong suốt thời gian bạn bị bệnh và ngay sau khi bình phục.

Liệu có ổn không nếu tiêu thụ đồ uống có cồn khi đang cho con bú?

Theo lời của Lee Yee Hong, khuyến nghị cho bạn là không uống nhiều hơn 0.5 gram cồn cho mỗi kilo gram của trọng lượng cơ thể bạn. Điều này có nghĩa là một người mẹ nặng 60 kilo có thể uống tầm 2 lon bia, 240 ml rượu vang hoặc 60ml rượu mạnh trong một ngày. Các bác sĩ khuyến nghị nên chờ đợi ít nhất 3 giờ sau khi uống ngụm đồ uống có cồn cuối cùng mới cho bé bú, để có đủ thời gian nhằm bài tiết hoàn toàn lượng cồn ra khỏi cơ thể. Nếu bé của bạn cần một bữa cữ bú trong khung thời gian 3 giờ này, hãy sử dụng sữa mẹ đã được tích trữ hoặc sữa công thức.

Bạn sẽ muốn tránh sử dụng đồ uống có cồn nếu như đang gặp khó khăn trong việc tạo lập nguồn sữa mẹ ổn định. Không khuyến nghị tiêu thụ đồ uống có cồn nếu bạn đang cho bú một em bé sinh non, hoặc quá nhỏ, hay một em bé đang bị bệnh. Ngược lại với một truyền thuyết cho rằng bia giúp hỗ trợ sản xuất sữa mẹ, đồ uống có cồn phá vỡ các hóoc-môn của quá trình bài tiết sữa.

Bài viết liên quan
Xem tất cả