Dr Chan Kwok Wai Adrian
Bác sĩ hô hấp
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ hô hấp
Với phần lớn dân số được tiêm phòng COVID-19, Singapore đang dần chuyển sang giai đoạn sống chung với virus COVID-19. Đó là một "trạng thái bình thường mới" - nơi COVID-19 được xem như một tình trạng đặc hữu, không khác gì bệnh cảm cúm mùa. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc không có rủi ro, đặc biệt với những người đang mắc các bệnh lý nền như các vấn đề về hô hấp hay các bệnh phổi mãn tính.
Bác sĩ Adrian Chan, bác sĩ chuyên khoa hô hấp và chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Mount Elizabeth Novena, thông tin chi tiết về cách bệnh này có thể ảnh hưởng đến những bệnh nhân mắc các bệnh lý nền về hô hấp, và họ có thể làm gì để kiểm soát rủi ro.
Những bệnh nhân có tiền sử bệnh hô hấp mãn tính có khả năng cao sẽ bệnh nặng nếu họ nhiễm virus COVID-19.
Việc này xảy ra khi virus xâm nhập vào đường hô hấp và mô phổi thông qua các giọt bắn, và bắt đầu gây nhiễm trùng cho các mô phổi khoẻ mạnh, dẫn đến hiện tượng viêm và khiến bệnh nhân khó thở. Đối với những bệnh nhân bị bệnh phổi mãn tính, vốn dĩ đã có tổn thương ở phổi, các triệu chứng nhiễm COVID-19 có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Một vài bệnh lý khiến bệnh nhân gặp nguy cơ cao của việc bệnh trở nặng bao gồm cả bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD), hen suyễn không được điều trị ổn định, và các mô phổi bị sẹo do các bệnh như bệnh phổi kẽ.
Đối với những bệnh nhân có chức năng phổi suy giảm, việc virus COVID-19 gây ra các tổn thương bổ sung cho phổi có thể dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng đến mức cần nhập viện, hỗ trợ oxy, chăm sóc ICU và khả năng tử vong.
Các ví dụ của bệnh tình nghiêm trọng bao gồm viêm phổi do COVID-19, xảy ra khi các túi khí nhỏ li ti (gọi là các phế nang) trong mô phổi bị viêm, dẫn đến tình trạng khó thở trong việc trao đổi oxy và cacbonic như thông thường. Nếu COVID-19 ảnh hưởng đến một phần lớn mô phổi, nhiễm trùng và viêm có thể xảy ra trên diện rộng. Tình trạng bệnh nhân có thể xấu đi nhanh chóng, và lúc đó sẽ cần đến oxy bổ sung. Thỉnh thoảng các thiết bị/hỗ trợ y tế chăm sóc đặc biệt sẽ được sử dụng để cung cấp lượng oxy cần thiết một cách tối ưu, nhằm hỗ trợ hơi thở cho bệnh nhân.
Đúng vậy. “COVID kéo dài” hiện nay được công nhận là hội chứng mà các triệu chứng và hậu quả của COVID-19 kéo dài hàng tuần đến hàng tháng sau thời gian nhiễm bệnh ban đầu. Tại Singapore, có khoảng 1 trong 10 bệnh nhân mắc phải hội chứng này trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc việc nhiễm bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các triệu chứng này có thể xuất hiện ở một bệnh nhân đã bình phục sau đợt nhiễm COVID-19 cấp tính, hoặc kéo dài từ thời gian bệnh ban đầu. Những triệu chứng như vậy cũng có thể biến đổi thất thường hoặc tái phát theo thời gian.
Việc tiêm phòng giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng trong đợt nhiễm virus ban đầu, đồng thời cũng giảm nguy cơ mắc "COVID kéo dài".
Nguyên nhân là vì việc tiêm phòng COVID-19 cho phép cơ thể chúng ta xây dựng cơ chế phản ứng miễn dịch cho protein COVID-19. Từ đó, nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng, người bệnh đã có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch chống lại virus, và điều này sẽ giảm nhẹ các triệu chứng.
Bệnh nhân nên lưu ý đến các triệu chứng như ho, sổ mũi, khó thở và/hoặc thở nhanh hơn bình thường. Nếu bệnh nhân có thể lấy số đo độ bão hòa oxy (pulse oximetry), chỉ số thấp dưới 94% nên được bác sĩ đánh giá và điều trị.
Đặc biệt đối với những người thường gặp vấn đề hô hấp, tình trạng này có thể chỉ ra rằng họ đang mắc một bệnh lý hô hấp mãn tính nếu họ nhận thấy các triệu chứng hô hấp - như ho hay khó thở - kéo dài, không ngừng và không được cải thiện dù cho đã uống các loại thuốc đơn giản như siro ho hay thuốc ngậm.
Những bệnh nhân có bệnh lý hô hấp nền, vẫn còn các triệu chứng hoặc phát triển các triệu chứng hô hấp mới, nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm.
Chăm sóc tốt cho sức khoẻ phổi cũng là một việc quan trọng. Một số biện pháp điều chỉnh lối sống có thể được sử dụng bao gồm:
Về việc sàng lọc, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để làm rõ sự hiện diện của các triệu chứng hô hấp và các yếu tố rủi ro, như việc hút thuốc lá chủ động. Một số xét nghiệm có thể được sử dụng là đo chức năng phổi và các phương pháp chụp ảnh y khoa như chụp X-quang ngực hay chụp cắt lớp vi tính (CT) phần ngực.
Hiện nay, các bệnh viện và người hành nghề sơ cứu y khoa đang phải đối diện với số ca COVID-19 đang gia tăng và vượt nguồn lực. Những bệnh nhân bị bệnh hô hấp mãn tính nhưng vẫn đang khoẻ có thể chọn cách giãn thời gian giữa các lần tái khám, nhưng chỉ khi nào họ có đủ thuốc men và đã được hướng dẫn rõ ràng về cách tự kiểm soát tình trạng bệnh của họ.
Cuộc sống cùng bệnh đặc hữu chỉ khả thi nếu chúng ta đạt tỷ lệ tiêm phòng cao và các nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao (người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch) nhớ đi tiêm các mũi bổ sung. Việc mỗi người duy trì các biện pháp phòng ngừa cho bản thân và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp y tế công cộng cũng là điều quan trọng.
Một số lời khuyên tôi thường chia sẻ với bệnh nhân của mình gồm:
COVID-19 ảnh hưởng đến mỗi người một cách khác nhau. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu bạn gặp phải những triệu chứng không dứt như khó thở và tức ngực.
Dịch vụ đánh giá tình trạng sau nhiễm COVID của chúng tôi cung cấp các xét nghiệm chẩn đoán và hội chẩn với chuyên gia để hỗ trợ quá trình hồi phục của bạn. Liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm.
Bệnh viện Mount Elizabeth: +65 6737 2666+65 6737 2666
Bệnh viện Mount Elizabeth Novena: +65 6933 0000
Bệnh viện Gleneagles: +65 6473 7222
Bệnh viện Parkway East: +65 6344 7588