-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Shutterstock
COVID-19 xuất hiện vào cuối năm 2019, và kể từ đó vắc-xin đã nhanh chóng được phát triển để giúp bảo vệ chống lại sự lây lan của vi-rút. Ngày nay, hàng triệu người trên thế giới đã được tiêm vắc-xin chống lại vi-rút này, nhưng các cuộc tranh luận về hiệu quả của vắc-xin đối với trẻ em vẫn đang diễn ra. Tiến sĩ Mohana Rajakulendran, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Parkway East và là mẹ của hai con, làm sáng tỏ vấn đề này với câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp sau đây về việc bảo vệ trẻ em bằng vắc-xin COVID-19.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có quy định bắt buộc về việc tiêm chủng cho trẻ em. Tuy nhiên, chúng ta có thể cân nhắc những điểm sau:
Các nghiên cứu mới đây cho thấy chỉ có khoảng 6% trẻ em bị nhiễm bệnh diễn tiến nặng, trong khi đó tỷ lệ này ở người lớn lên tới 26% tiến triển thành bệnh nặng và cần phải nhập viện ICU. Các trường hợp nặng xảy ra chủ yếu ở độ tuổi trên 60.
Mặc dù trường hợp tử vong do COVID-19 hiếm gặp ở trẻ em, vẫn có trường hợp trẻ em bị nhiễm trùng nhẹ sau đó phát triển một tình trạng đôi khi gây tử vong được gọi là Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Tình trạng viêm này có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho tim. Tỷ lệ mắc bệnh này trên toàn thế giới ước tính cao tới một trường hợp trên 1.000 trẻ em bị ảnh hưởng.
Chỉ một năm trước, vào tháng 4 năm 2020, các ca nhi khoa chiếm chỉ 2% số ca được báo cáo ở Hoa Kỳ và 1 - 5% số ca trên toàn cầu. Vào ngày 13 tháng 5 năm 2021, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) báo cáo rằng trẻ em chiếm 24% số ca mới được báo cáo trong tuần qua, chiếm 48,915 trong số 204,216 ca mắc mới hàng tuần.
Các chuyên gia liên kết xu hướng này với tỷ lệ tiêm chủng đặc biệt cao trong nhóm người Mỹ lớn tuổi. Do đó, chúng ta có thể sớm chứng kiến trẻ em đóng góp ngày càng nhiều vào việc lây truyền COVID-19.
Việc tiêm chủng cho trẻ em có thể không chỉ nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn vì cộng đồng, chủ yếu là người cao tuổi hoặc những người có nguy cơ cao mà các em tiếp xúc hàng ngày, chẳng hạn như ông bà trong cùng một hộ gia đình.
Do đó, mỗi loại vắc-xin sẽ phải được kiểm tra kỹ lưỡng và chứng minh an toàn trước khi sử dụng cho trẻ em để đảm bảo yếu tố lợi ích - rủi ro. Dữ liệu từ các thử nghiệm vắc-xin đang diễn ra sẽ cung cấp cho chúng ta thêm thông tin về vấn đề này.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý, chúng ta có thể đang chứng kiến xu hướng số ca nhiễm gia tăng ở trẻ em - đã được báo cáo tại Hoa Kỳ - với sự xuất hiện của các cụm lây nhiễm trường học và trung tâm gia sư trong vài tuần qua.
Tại Singapore, trước ngày 18 tháng 5 năm 2021, vắc-xin COVID-19 chỉ được phép sử dụng cho những cá nhân từ 16 tuổi trở lên. Chính phủ hiện đang theo dõi các thử nghiệm về tác dụng của vắc-xin COVID-19 đối với trẻ em, với hy vọng cấp phép và sử dụng rộng rãi trong thời gian tới.
Tính đến ngày 18 tháng 5 năm 2021, vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 đã được Cơ quan Khoa học Y tế Singapore cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 - 15 tuổi. Đây là vắc-xin COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng tại Singapore cho nhóm tuổi này.
Vào ngày 31 tháng 5 năm 2021, chính phủ thông báo rằng Singapore sẽ mở rộng chương trình tiêm chủng Covid-19 đối tượng học sinh từ 12 tuổi trở lên.
Các thử nghiệm vắc-xin Pfizer – BioNTech và Moderna đã bắt đầu ở trẻ em từ 6 tháng tuổi vào cuối tháng 3 năm nay.
Kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 ban đầu cho vắc-xin Pfizer – BioNTech cho thấy nhiều hứa hẹn về hiệu quả của vắc-xin. Thử nghiệm được tiến hành trên 2.260 thanh thiếu niên từ 12 - 15 tuổi, những người nhận hai liều tiêu chuẩn vắc-xin Pfizer.
Vắc-xin đạt hiệu quả 100% ở nhóm được tiêm thử. Trong thử nghiệm này, 18 trường hợp mắc COVID-19 được ghi nhận trong nhóm dùng giả dược (1.129 trẻ em) so với không có trường hợp nào trong nhóm tiêm chủng (1.131 trẻ em). Kết quả cũng cho thấy các em phát triển kháng thể chặn vi-rút cao hơn đáng kể so với nhóm từ 16 - 25 tuổi trong các thử nghiệm trước đó.
Các tác dụng phụ thường gặp của việc tiêm chủng cho đến nay bao gồm đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp, sốt, buồn nôn, cảm thấy không khỏe và sưng hạch bạch huyết.
Các báo cáo cho thấy vắc-xin tạo ra phản ứng miễn dịch tốt và rất an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên, ít nhất là đối với những người trên 12 tuổi cho đến nay đã được tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, trẻ em dễ có phản ứng miễn dịch mạnh, điều này đồng nghĩa chúng có thể sốt cao sau tiêm chủng so với người lớn.
Về tính an toàn của việc tiêm chủng, các thử nghiệm trên trẻ em cũng cần xem xét phản ứng miễn dịch quá mạnh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, cũng như bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy người tham gia có thể phát triển phản ứng miễn dịch tương tự như những người đã mắc MIS-C.
Các hướng dẫn phòng dịch giống nhau áp dụng cho cả người đã tiêm và chưa tiêm chủng, không phân biệt tuổi tác. Là cha mẹ, bạn có thể giúp con mình an toàn bằng những cách sau:
Các chuyên gia đã khuyên người dân nên tìm kiếm trợ giúp y tế ngay khi có triệu chứng, ngay cả những triệu chứng nhẹ. Nếu con bạn có các triệu chứng về hô hấp như ho, sổ mũi hoặc sốt, hãy đến Trạm Y tế Công cộng gần nhất. Những biện pháp phòng ngừa như vậy là chìa khóa để giữ an toàn cho cộng đồng.