Dr Ling Li Min
Bác sĩ bệnh truyền nhiễm
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ bệnh truyền nhiễm
Năm 2020 sẽ được ghi nhớ là năm chứng kiến COVID-19 khiến toàn thế giới (gần như) đi đến tình trạng ngưng trệ.
Điều tốt đẹp xảy ra trong đại dịch này chính là sự phát triển, phê duyệt, và sản xuất tiếp theo của một loại vắc-xin khả thi cho COVID-19 trong một phần thời gian so với thông thường. Và các công ty dược phẩm từ mọi nơi trên toàn cầu đang tăng cường sản xuất vắc-xin cho COVID-19 ngay trong lúc bạn đang đọc bài viết này.
Đây là một bước tiến lớn, bởi vì vắc-xin sẽ chuẩn bị cho chúng ta quay trở lại cuộc sống bình thường bằng cách đạt được "miễn dịch cộng đồng". Thuật ngữ này dùng để miêu tả nhóm lớn trong cộng đồng có được một mức độ miễn dịch nào đó với một loại vi-rút. Thông qua miễn dịch cộng đồng, rủi ro bùng phát dịch bệnh quy mô lớn - giống như những gì chúng ta đã chứng kiến trong năm vừa qua - được giảm thiểu đáng kể.
Tuy nhiên, ngay cả với vắc-xin COVID-19, các câu hỏi quan trọng vẫn còn đó. Liệu bạn có còn gặp rủi ro bị nhiễm COVID-19 thậm chí ngay sau khi nhận vắc-xin? Và liệu vắc-xin có còn cần thiết nếu bạn từng mắc, và hồi phục, từ COVID-19 trong quá khứ?
Hãy cùng nhau tìm hiểu câu trả lời.
Hiện tại, có hai loại vắc-xin COVID-19 đã được phê duyệt để sử dụng tại Singapore. Được phát triển bởi các công ty Pfizer BioNTech và Moderna, cả hai đều là loại vắc-xin truyền tin (messenger - mRNA), được ghi nhận là có hiệu quả 94 -95% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19.
Điều này có nghĩa là 5 trong số 100 người vẫn có thể bị lây nhiễm COVID-19 có triệu chứng dù đã được tiêm vắc-xin
Các loại vắc-xin mRNA này đều là vắc-xin 2 liều. Liều thứ nhất kích thích hệ miễn dịch "bảo vệ" cơ thể chống lại COVID-19, trong khi liều thứ hai nâng cao hoặc tăng cường hệ miễn dịch hơn nữa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phải đợi khoảng 2 tuần sau liều thứ hai thì hệ miễn dịch mới được kích hoạt hoàn toàn.
Điều này có nghĩa là mỗi người cần phải tiếp tục thực hành những biện pháp giãn cách an toàn, hành động một cách thận trọng trong các bối cảnh xã hội, và giữ nghiêm ngặt thói quen vệ sinh cá nhân, trong suốt giai đoạn tiêm vắc-xin (trước khi hệ miễn dịch của họ bắt đầu hoạt động) và cả sau đó (cho đến khi có bằng chứng vững chắc về việc vắc-xin có phòng ngừa lây truyền).
Có, họ cần được tiêm. Tình trạng lây nhiễm lại có thể xảy ra, đặc biệt khi miễn dịch tự nhiên suy giảm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng miễn dịch tự nhiên có thể kéo dài đến tầm 8 tháng.
Bên cạnh đó, người đã hồi phục từ COVID-19 có lượng kháng thể nhiều hơn đến 10 lần so với những cá nhân chưa từng có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, và cũng đã được tiêm vắc-xin. Đồng thời, những người thuộc nhóm này cũng có khả năng gặp phải triệu chứng sưng đau tại vị trí tiêm thấp hơn, đây là một tác dụng phụ thường gặp của loại vắc-xin mRNA.
Đây chính là một trạng thái bình thường mới, và cuộc sống sẽ không quay trở lại như trước đây trong ngắn hạn. Khi chúng ta tìm hiểu thêm nhiều thông tin về vi-rút, mỗi năm trôi qua sẽ tốt đẹp hơn năm trước.
Khả năng lớn là COVID-19 sẽ còn tồn tại trong một khoảng thời gian, vì vậy để bảo vệ những người thân yêu, bản thân mình, và chịu trách nhiệm với cộng đồng mà chúng ta đang sinh sống, chúng ta cần duy trì cảnh giác về các biện pháp quản lý an toàn, và tiến hành tiêm vắc-xin.