Dr Shim Hang Hock
Bác sĩ nội tiêu hóa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tiêu hóa
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) - thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi trào ngược axit dạ dày - là một tình trạng sức khỏe, khi đó các thành phần trong dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu, thậm chí có thể gây hại cho thực quản.
Khi chúng ta nuốt, thức ăn sẽ di chuyển xuống thực quản đến dạ dày nhờ một làn sóng co giãn có nhịp điệu, còn được gọi là nhu động. Cơ vòng thực quản dưới, một vòng cơ nằm ở phần dưới của thực quản, liền thư giãn, cho phép thức ăn đi qua. Ngay sau khi thức ăn đi vào dạ dày, cơ này sẽ co lại để ngăn không cho thức ăn và axit dạ dày trào ngược lên lại thực quản.
Tuy nhiên, các cơ vòng này có thể trở nên suy yếu và cho phép axit dạ dày trào ngược thường xuyên, dẫn đến hiện tượng kích ứng niêm mạc thực quản.
Tình trạng trào ngược axit dạ dày trong thời gian dài có thể gây tổn thương thực quản, còn gọi là viêm thực quản. Nếu nghiêm trọng, chứng co thắt hoặc hẹp thực quản có thể xảy ra, dẫn đến khó khăn trong việc thức ăn di chuyển xuống thực quản.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể phát triển thành bệnh lý tiền ung thư, được gọi là thực quản Barrett, kèm theo một rủi ro rất thấp, là phát triển thành ung thư thực quản.
Các triệu chứng phổ biến của GERD là:
Ở một số bệnh nhân, họ có thể gặp phải các triệu chứng không điển hình phát sinh từ GERD, như là:
Một số điều kiện bệnh lý làm tăng rủi ro mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các điều kiện này bao gồm:
Bệnh GERD phổ biến hơn ở những cá nhân thừa cân hoặc béo phì. Nguyên nhân cho điều này chưa được hiểu rõ một cách toàn diện, nhưng các chuyên gia cho rằng lượng mỡ dư thừa ở vùng bụng có thể làm tăng áp lực cho vùng bụng, dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch lên thực quản. Tình trạng thừa cân cũng có thể làm suy yếu khả năng làm rỗng một cách đúng đắn của dạ dày.
Một lượng đáng kể các thai phụ cho biết họ gặp phải tình trạng ợ nóng nghiêm trọng, đặc biệt trong ba tháng thứ hai và ba của thai kỳ. Điều này có thể xuất hiện do những thay đổi trong nội tiết tố, và do bé cưng đang lớn dần gây áp lực lên dạ dày.
Một Số Tình Trạng Bệnh Lý:
Việc chẩn đoán GERD thường được thực hiện dựa trên các triệu chứng điển hình. Bác sĩ có thể khuyến nghị tiến hành những xét nghiệm xa hơn, như:
Nội soi dạ dày là một loại nội soi mềm, cho phép bác sĩ khám xét niêm mạc bên trong thực quản và dạ dày. Xét nghiệm này có thể cần thiết để đánh giá thiệt hại gây ra bởi trào ngược axit dạ dày, và có thể kiểm tra xem có các biến chứng nào không, như loét, hẹp hoặc ung thư.
Một ống dài, mỏng và linh hoạt được gắn kèm với các cảm biến sẽ được luồn qua mũi vào thực quản. Trong khoảng thời gian 24 giờ, thiết bị sẽ đo lường bất kỳ sự kiện trào ngược axit nào trong phần dưới thực quản. Điều này cho phép bác sĩ xác nhận hiện tượng trào ngược axit và đối chiếu kết quả với các triệu chứng của bạn.
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu:
GERD có thể được kiểm soát thành công ở hầu hết các bệnh nhân, thông qua sự kết hợp của việc thay đổi lối sống và thuốc không cần đơn bác sĩ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng GERD của bạn không thuyên giảm, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng thuốc kê toa, hoặc trong một số trường hợp, phẫu thuật.
Các loại thuốc không cần đơn bác sĩ, chẳng hạn như thuốc kháng axit, hoạt động bằng cách trung hòa axit dạ dày.
Nếu các triệu chứng của bạn có tính dai dẳng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc làm giảm sản xuất axit, như là:
Các loại thuốc này nói chung an toàn cho sử dụng, và bác sĩ sẽ trao đổi chi tiết với bạn trong trường hợp các triệu chứng của bạn đòi hỏi phải dùng thuốc. Phương pháp điều trị thường có mục tiêu kiểm soát triệu chứng bằng cách sử dụng liều lượng thuốc ở mức nhỏ nhất có thể, và được điều chỉnh phù hợp với tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Nhiều thủ thuật nội soi và phẫu thuật đã được phát minh để điều trị GERD bằng việc tăng áp lực nhân tạo cho cơ thắt thực quản dưới. Các phương pháp này đa phần có vai trò hạn chế vì phần lớn bệnh nhân mắc GERD có thể được điều trị hiệu quả thông qua việc thay đổi lối sống và dùng thuốc. Dưới đây là các ví dụ về các loại liệu pháp nội soi:
Trong quá trình thực hiện thủ thuật này, dụng cụ y tế được đưa vào cơ thể qua miệng để tạo các nếp gấp ở phần dưới của thực quản. Một rào cản nhờ đó được tạo giữa dạ dày và thực quản, ngăn chặn tình trạng axit trào ngược.
Thủ thuật này sử dụng năng lượng sóng radio được gửi đến phần dưới của thực quản. Tổn thương nhiệt giảm thiểu sự thuận theo của mô, từ đó đạt được hiệu quả nhắm đến là hạn chế việc giãn ra của cơ thắt thực quản dưới.
Phẫu thuật tạo nếp niêm mạc dạ dày là một thủ thuật phẫu thuật, trong đó phần trên của dạ dày được bẻ gập và khâu lại với nhau ở phần cuối thực quản. Điều này làm tăng sức mạnh và áp lực ở cơ vòng thực quản dưới, từ đó làm giảm sự trào ngược axit dạ dày.
Những bệnh nhân có kết quả nghiên cứu về chỉ số pH bất thường, kèm theo không phản ứng với hoặc không dung nạp cách điều trị bằng thuốc, có thể cân nhắc lựa chọn điều trị này. Nếu nghi ngờ bạn mắc phải GERD, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được đánh giá.