Dr Soon Yee Hoong Michael
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Dù bạn đang trong chế độ tập luyện cường độ để tham dự giải đấu sắp tới, hay đang tham gia hoạt động thể thao nhằm duy trì sức khỏe, dưới đây là 5 loại chấn thương thể thao phổ biến mà bạn có thể gặp phải, và thời gian trung bình cần thiết cho việc hồi phục sau mỗi loại chấn thương.
Đây là một loại chấn thương gây đau đớn, thường xảy ra do tai nạn hoặc chạy trên địa hình gồ ghề. Bong gân thường xảy đến khi bạn “cuộn tròn” bàn chân, gây ra hiện tượng dây chằng mắt cá chân kéo giãn quá mức bình thường và bị rách.
Dây chằng là các dải sợi co giãn chắc khỏe hỗ trợ trong việc giữ khớp chân ổn định. Chúng giữ các xương ở mắt cá chân kết nối với nhau, nhưng cũng cho phép chân di chuyển một chút. Tuy vậy, nếu có sự di chuyển quá mức ở một tư thế không bình thường, các dây chằng này có thể bị rách và dẫn đến tình trạng bong gân.
Thời gian hồi phục trung bình: Phần lớn các ca bong gân cổ chân tự hồi phục trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tuần.
Nếu chấn thương ở mức độ nặng, bạn có thể sẽ cần đến các phương pháp điều trị bổ sung, bao gồm dược phẩm, dụng cụ y tế, và vật lý trị liệu cho các tổn thương do bong gân. Thường thì, việc điều trị bong gân cổ chân sẽ tập trung vào các mục tiêu làm giảm đau và sưng, thúc đẩy sự lành các dây chằng, và lấy lại các chức năng của mắt cá chân.
Bạn có thể tự xử lý chấn thương bong gân đến mức độ nào đó bằng việc sử dụng phương pháp RICE ngay tại thời điểm xảy ra chấn thương, và điều trị kéo dài tới 3 ngày.
Phẫu thuật để sửa chữa dây chằng bị rách thường chỉ được cân nhắc trong trường hợp dây chằng bị rách nghiêm trọng, hoặc nếu mắt cá chân vẫn tiếp tục trong tình trạng không ổn định, ngay cả sau các liệu pháp phục hồi chức năng.
Đôi khi, một ca bong gân mắt cá chân cũng có thể dẫn đến các tổn thương đồng thời xảy ra trong khớp, ví dụ như sụn bị tổn thương hoặc các mảnh vụn từ xương, những vấn đề này cũng có thể cần đến các can thiệp phẫu thuật.
Các lựa chọn phẫu thuật cho bong gân mắt cá chân bao gồm:
Một chiếc máy ảnh nhỏ, được gọi là máy nội soi khớp, được sử dụng để nhìn vào bên trong khớp mắt cá chân của bạn. Các dụng cụ y khoa có kích thước nhỏ được sử dụng để loại bỏ các mảnh vụn lỏng lẻo của xương hoặc sụn, hoặc phần dây chằng có thể bị mắc kẹt bên trong khớp..
Các dây chằng bị rách được sửa chữa bằng mũi khâu hoặc dây khâu. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành tái tạo dây chằng bị tổn thương bằng cách thay thế nó với mô cấy ghép từ các dây chằng khác, và/hoặc gân ở bàn chân hoặc vùng xung quanh mắt cá chân.
Cơ gân kheo có thể bị căng quá mức do các động tác như đá chân ra mạnh hoặc giảm tốc đột ngột khi đang chạy. Cơ gân kheo thường bị "căng" khi vận động viên sử dụng quá mức hoặc kéo căng cơ quá mức.
Trong suốt khoảng thời gian bị chấn thương, một hoặc nhiều cơ thuộc gân kheo chân phải hoạt động quá tải và bị kéo căng quá mức. Các cơ bắp thậm chí có thể bị bắt đầu bị rách. Bạn có thể bị chấn thương gân kheo chân trong những hoạt động đòi hỏi phải chạy, nhảy rất nhiều, hoặc những hành động dừng và khởi động một cách đột ngột.
Thời gian hồi phục trung bình: Các chấn thương Gân kheo chân có thể mất từ 6 tuần đến 3 tháng để được chữa trị. Thi thoảng, khoảng thời gian này có thể kéo dài đến 12 tháng. Lý do phổ biến nhất gây ra thời gian hồi phục dài như vậy, hoặc bị tái chấn thương, thường là do vật lý trị liệu và các bài tập giãn cơ không phù hợp, và quay lại tập luyện thể thao quá sớm.
Các chấn thương thuộc dạng nhẹ hoặc trung bình thường sẽ tự chữa lành. Để đẩy nhanh tốc độ hồi phục, bạn có thể thực hiện những cách thức sau:
Trong những trường hợp nghiêm trọng khi gân hoặc cơ đang bị tổn thương trên diện rộng, phẫu thuật có thể là phương án bắt buộc.
Phẫu thuật được yêu cầu trong các trường hợp nghiêm trọng, ví dụ như khi gân đã bị kéo ra hoàn toàn khỏi xương. Quá trình phẫu thuật được thực hiện bằng cách đầu tiên kéo cơ Gân kheo chân trở lại vị trí ban đầu và loại bỏ hết các mô sẹo. Gân sau đó được gắn trở lại vào xương bằng các mũi khâu lớn hoặc kim bấm.
Phẫu thuật cũng có thể được yêu cầu nhằm sửa chữa sự rách hoàn toàn bên trong cơ bắp. Quá trình phẫu thuật được thực hiện bằng các mũi khâu.
Thuật ngữ này dùng để miêu tả cơn đau được cảm nhận dọc phần cạnh bên trong của xương chân. Vị trí đau tập trung ở đoạn giữa khoảng cách giữa đầu gối và mắt cá chân. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lý này là hội chứng căng cơ xương chày (MTSS). Đây là một loại rối loạn do áp lực tích tụ ở xương, cơ, và khớp phần dưới của cẳng chân, ngăn cản cơ thể tự chữa lành theo cách thức tự nhiên của nó.
Đau nhức phần trước cẳng chân rất phổ biến, đặc biệt ở các vận động viên chạy. Vận động viên chạy bộ có thể bị mắc phải tình trạng này sau khi tăng cường độ tập luyện hoặc thay đổi bề mặt mà họ chạy trên đó. Đôi khi, đau nhức phần trước cẳng chân có thể bị nhầm lẫn với một vết gãy xương do ảnh hưởng của áp lực lên xương.
Thời gian hồi phục trung bình: Sự khó chịu sẽ thường được giải quyết trong vòng vài ngày, bằng việc nghỉ ngơi và giới hạn các hoạt động. Tuy vậy, tình trạng này có thể kéo dài nếu không được nhận diện kịp thời và điều trị.
Rất quan trọng để có thể xác định được “tận gốc” nguyên nhân gây ra loại chấn thương này. Có phải chấn thương được gây ra bởi tập luyện quá sức, ví dụ như chạy quá nhiều? Có phải vấn đề nằm ở bề mặt mà bạn sử dụng để tập luyện? Có thể việc chuyển sang chạy trên một bề mặt mềm hơn, như các đường chạy trong sân vận động, sẽ đem lại các lợi ích. Nếu bạn là người lấy gót chân tiếp đất khi chạy, và có chân phẳng linh hoạt, bạn có thể cần một bộ phận hỗ trợ vòng cung chân. Thi thoảng, nếu có dấu hiệu của sự hình thành vết gãy xương do áp lực, phẫu thuật có thể là phương án bắt buộc. Hiếm khi hơn, cũng có thể xảy ra trường hợp rách cơ và đòi hỏi phải phẫu thuật.
Dây chằng chéo trước, viết tắt là ACL, là một dây chằng nối giữa xương đùi (femur) và xương cẳng chân (tibia), và là một bộ phận ổn định cốt lõi của đầu gối. Các chấn thương ở ACL xảy ra phổ biến nhất đối với các môn thể thao đòi hỏi dừng lại đột ngột, nhảy, hoặc thay đổi hướng chuyển động nhanh chóng, ví dụ như bóng đá, tennis, và trượt tuyết.
Một ACL bị rách thường sẽ không tự chữa lành nếu không phẫu thuật. Nếu bạn là một vận động viên trẻ khao khát quay lại sàn đấu, bạn có nhiều khả năng sẽ phải trải qua phẫu thuật nhằm quay trở lại với thể thao một cách an toàn. Mặt khác, những người lớn tuổi và ít vận động vẫn có thể quay trở lại cuộc sống bình thường mà không cần đến phẫu thuật.
Thời gian hồi phục trung bình: Việc điều trị y khoa cho chấn thương dây chằng chéo trước bắt đầu với vài tuần phục hồi chức năng, và tỉ lệ hồi phục của bạn sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
Các chấn thương thuộc dạng rách ở ACL thường được xếp vào các cấp độ như sau: Cấp độ 1,2,3:
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, việc điều trị rách ACL có thể bao gồm những liệu pháp sau:
Trong suốt quá trình phục hồi, bệnh nhân có thể sẽ cần đến nạng nhằm không tạo áp lực trọng lượng lên đầu gối, hoặc dụng cụ nẹp đầu gối nhằm hỗ trợ và giữ đầu gối được ổn định. Có thể phải mất đến 12 tháng trước khi bạn có thể quay lại các hoạt động thể thao thường ngày. Vật lý trị liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng suốt giai đoạn hồi phục này.
Dù bạn có trải qua phẫu thuật hay không, phục hồi chức năng vẫn đóng vai trò then chốt trong việc ổn định tình trạng bệnh và giúp bạn quay trở lại lối sống bình thường. Quá trình phục hồi chức năng sẽ tập trung vào việc làm giảm đau và sưng, giúp đầu gối lấy lại biên độ chuyển động, và củng cố lại các cơ bắp, đặc biệt là gân kheo chân, cơ đùi trước, và cơ mông.
Nếu bạn đã trải qua phẫu thuật, quá trình phục hồi chức năng sẽ tập trung và giúp các khớp và các cơ xung quanh lấy lại khả năng chuyển động, tiếp đến là một chương trình cường hóa nhằm bảo vệ dây chằng được mới cấy ghép. Chương trình này sẽ tăng dần mức độ căng cơ lên dây chằng. Giai đoạn cuối cùng được thiết kế nhằm phục hồi các chức năng vận động cho riêng vận động viên, phù hợp với bộ môn thể thao họ tham gia.
Các bác sĩ gọi loại chấn thương này là viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (lateral epicondylitis). Còn lại, chúng ta gọi nó là “tennis elbow”. Chấn thương này gây ra tình trạng đau đớn, được gây ra bởi sử dụng quá mức các cơ ở cánh tay, cẳng tay, và bàn tay, thường xuyên do những động tác lặp đi lặp lại của cổ tay và cánh tay.
Thời gian hồi phục trung bình: Dù bệnh lý thường tự hồi phục, loại chấn thương này có thể mất từ 3 đến 12 tháng để hồi phục hoàn toàn. Trong khoảng thời gian này, nghỉ ngơi đúng cách là vô cùng quan trọng, giúp các gân và cơ bắp có thời gian chữa lành. Các chương trình phục hồi chức năng có mục tiêu và các bài tập giãn cơ đóng vai trò then chốt trong quá trình này.
Mục tiêu của vật lý trị liệu là cải thiện độ chắc khỏe và linh hoạt của các cơ ở cẳng tay, giảm thiểu nguy cơ tái phát chấn thương. Liệu pháp này cũng sẽ cải thiện việc lưu thông máu, hỗ trợ cho các gân bị sưng được chữa trị.
Vật lý trị liệu sẽ bắt đầu một khi bạn không còn cảm nhận thấy các cơn đau gây ra bởi chấn thương. Các bài tập bao gồm giãn cơ ngón tay và cổ tay, bóng bóp, các bài tập cường hóa cẳng tay, và tập với tạ.
Nếu các triệu chứng không được cải thiện trong vòng 12 tháng kể từ khi áp dụng các phương án điều trị không phẫu thuật, bạn có thể là ứng cử viên cho phẫu thuật để loại bỏ các mô bị tổn thương. Ca phẫu thuật có thể được tiến hành bằng một trong hai cách sau:
Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một đường rạch phía trên xương, ở vị trí bên cạnh khuỷu tay của bạn. Tiếp đến, đoạn gân bị tổn thương sẽ được loại bỏ, và phần gân khỏe mạnh sẽ được gắn trở lại vào xương. Việc loại bỏ thêm một phần xương nhỏ ở khuỷu tay cũng có thể được tiến hành nhằm cải thiện luồng máu chảy tới và hỗ trợ quá trình chữa lành tiến triển nhanh hơn. Đường mổ sẽ được đóng lại bằng mũi khâu hoặc kim bấm.
Một vài đường rạch nhỏ sẽ được tạo ra trên da, ở vị trí phía trên khuỷu tay. Việc sử dụng đến một số dụng cụ y khoa có kích thước nhỏ, và một chiếc máy ảnh, giúp bác sĩ có thể loại bỏ các phần gân bị tổn thương. Đường mổ sẽ được đóng lại bằng mũi khâu hoặc kim bấm.
Hãy nhớ rằng bất kỳ lúc nào bạn bước ra sân thi đấu, nguy cơ chấn thương luôn hiện hữu. Sự “hao mòn” liên tục sẽ dần tích tụ, tạo ra áp lực quá mức lên các cơ và khớp, và dẫn đến chấn thương. Vì vậy, điều vô cùng hữu ích khi ta biết cách phân biệt giữa các loại đau – “đau bình thường” và “đau nguy hại”, bao gồm các cơn đau âm ỉ và những mệt mỏi quá mức. Khó khăn trong việc tập thêm vài nhịp có thể dường như là một ý hay, nhưng lại có thể cản trở tiến triển của bạn về lâu về dài.