Đau bụng thường xuyên, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy là những dấu hiệu phổ biến của hội chứng ruột kích thích (IBS), một rối loạn mãn tính có liên quan đến stress tâm lý.
Gần 1/10 người Singapore mắc hội chứng ruột kích thích hoặc IBS, một rối loạn thường gặp hơn ở những người trong độ tuổi 20 – 30. Trong khi một số người chỉ gặp khó chịu nhẹ hoặc không liên tục, những người khác lại trải qua các triệu chứng nghiêm trọng gây gián đoạn đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của họ. Mặc dù vậy, một số ước tính cho thấy 70% người mắc IBS không được điều trị.
IBS là một rối loạn nhạy cảm với căng thẳng, do đó nó có thể bị kích hoạt hoặc trở nên trầm trọng hơn bởi các tình huống căng thẳng, chẳng hạn như phải thích nghi với những thay đổi mang tính bước ngoặt trong lối sống. Tình trạng này có thể xuất phát từ stress do công việc hoặc khi giải quyết các mối quan hệ phức tạp, đến tình trạng bất ổn trên diện rộng do COVID-19 gây ra. Đối với những người vô tình mắc phải rối loạn này, được chẩn đoán và tìm kiếm phương pháp điều trị thích hợp có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
Bác sĩ Reuben Wong, chuyên gia tiêu hóa tại Bệnh viện Gleneagles, cung cấp cái nhìn tổng quan về rối loạn này và cách kiểm soát tình trạng này.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì?
Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Nó được biết đến với nhiều tên gọi, chẳng hạn như viêm đại tràng co thắt, đại tràng kích thích, viêm đại tràng nhầy hoặc viêm đại tràng co thắt.
IBS là một tình trạng kéo dài suốt đời, bao gồm một loạt các triệu chứng đường tiêu hóa thường xuất hiện cùng nhau và kéo dài ít nhất 3 ngày mỗi tháng, trong ít nhất 3 tháng liên tục.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì?
Nguyên nhân chính xác của hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định nhưng có một số yếu tố đã được biết là có liên quan đến tình trạng này. Bao gồm:
Co thắt cơ ở ruột: Bình thường giúp di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Các cơn co thắt mạnh hơn và kéo dài hơn có thể gây đầy hơi, tiêu chảy, trong khi các cơn co thắt yếu hơn làm chậm quá trình tiêu hoá và khiến phân cứng, khô.
Hệ thống thần kinh: Phối hợp các tín hiệu giữa não và ruột. Ở những người bị IBS, các tín hiệu phối hợp kém khiến cơ thể phản ứng quá mức với những thay đổi trong quá trình tiêu hóa, dẫn đến đau đớn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Viêm dạ dày ruột hoặc tiêu chảy nặng: Do virus hoặc vi khuẩn gây ra, có thể kích hoạt IBS. Tương tự, sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột cũng có liên quan đến IBS.
Thay đổi hoặc mất cân bằng vi khuẩn đường ruột: Đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa và các chức năng khác. Những vi khuẩn này bao gồm vi khuẩn có lợi, nấm và virus, các nghiên cứu cho thấy mức độ của các vi sinh vật này khác nhau ở những người mắc IBS.
Căng thẳng (stress): Gây ra phản ứng tiêu hóa và có thể kích hoạt IBS. Căng thẳng có thể bao gồm một loạt các yếu tố thể chất (như thay đổi nội tiết tố, hoạt động gắng sức, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật) cũng như căng thẳng về mặt cảm xúc hoặc tâm lý. Do có mối liên hệ trực tiếp như vậy, đôi khi rối loạn này cũng được gọi là mối liên hệ não-ruột.
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS)
Một người mắc hội chứng ruột kích thích có thể gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây; ở một số người, một triệu chứng nhất định có thể chiếm ưu thế.
Đau bụng: Đau quặn bụng, co thắt, khó chịu hoặc đau âm ỉ với mức độ từ nhẹ đến nặng.
Đầy hơi
Táo bón: Xảy ra khi phân cứng, khô và khó đi ngoài.
Tiêu chảy hoặc phân lỏng, có thể kèm theo đau quặn bụng hoặc nhu cầu đi tiêu gấp.
Xì hơi (đánh rắm) quá mức, ợ hơi
Chất nhầy trong phân
Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích (IBS)
Trong quá trình tư vấn với bác sĩ, bạn nên đề cập đến bất kỳ triệu chứng nào khác mà bạn có thể đang gặp phải, chẳng hạn như mệt mỏi và mất ngủ, và liệu bạn có thấy mối liên hệ giữa các triệu chứng của bạn với chế độ ăn uống hoặc lối sống hay không. Những thông tin này có thể cung cấp manh mối về nguyên nhân gây ra IBS và mức độ ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của bạn.
Ngoài việc ghi nhận các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể muốn tiến hành các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân có thể khác và xác nhận chẩn đoán. Chúng có thể bao gồm:
Nội soi để loại trừ ung thư hoặc bệnh celiac (không dung nạp gluten)
Xét nghiệm hơi thở để kiểm tra sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột hoặc không dung nạp thực phẩm
Xét nghiệm phân để loại trừ nhiễm trùng
Nội soi đại tràng để loại trừ viêm đại tràng, bệnh Crohn hoặc ung thư
Kiểm soát hội chứng ruột kích thích (IBS)
Mặc dù không có cách chữa khỏi hội chứng ruột kích thích, sự kết hợp giữa kiểm soát căng thẳng, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống là chìa khóa để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu những cách trên không đủ để kiểm soát các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn.
Thay đổi chế độ ăn uống và thực phẩm được khuyến nghị cho người bị IBS
Tránh các thực phẩm kích hoạt triệu chứng: Những thực phẩm này có thể bao gồm caffeine và đồ uống có ga hoặc các loại rau gây đầy hơi như bông cải xanh và súp lơ. Một số người cũng có thể thấy rằng thực phẩm chiên xào hoặc nhiều dầu mỡ gây ra các triệu chứng IBS.
Dùng thực phẩm giàu chất xơ.
Uống nhiều nước
Ăn nhẹ với bữa nhỏ hơn
Thay đổi lối sống có thể giúp giảm triệu chứng của IBS
Duy trì lối sống lành mạnh nói chung có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng IBS và cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh khác, do đó bạn nên hướng tới:
Học cách kiểm soát căng thẳng hiệu quả là một khía cạnh quan trọng trong việc kiểm soát IBS. Bạn có thể thử nghiệm các kỹ thuật khác nhau, bao gồm:
Thiền hoặc yoga: Khuyến khích hít thở sâu và tập trung suy nghĩ
Viết nhật ký: Là lối thoát cho cảm xúc và để theo dõi tiến trình của bạn
Tham gia nhóm hỗ trợ cho bệnh nhân IBS: Một mạng lưới xã hội với những người khác hiểu tình trạng của bạn có thể là một cách giảm bớt căng thẳng và tìm sự thoải mái.
Tham gia tư vấn giúp bạn kiểm soát căng thẳng và các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm, các tình trạng này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của IBS.
Điều trị y tế cho IBS
Nếu những biện pháp trên vẫn không thể giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng IBS một cách hiệu quả, có thể bạn sẽ cần dùng thuốc. Có một số loại thuốc và bác sĩ sẽ tư vấn một hoặc nhiều loại để giúp giảm các triệu chứng của bạn.
Các loại thuốc có thể được kê đơn cho IBS bao gồm:
Thuốc bổ sung chất xơ hoặc thuốc nhuận tràng để giảm táo bón
Probiotics (men vi sinh)
Thuốc chống tiêu chảy để điều trị tiêu chảy
Thuốc kháng cholinergic để giảm co thắt đau
Thuốc chống trầm cảm để giảm các triệu chứng như đau đồng thời điều trị trầm cảm
Thuốc giảm đau để giảm đau do đầy hơi nghiêm trọng
Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng
Thuốc chuyên trị IBS, có nhiều loại khác nhau có thể giúp điều hòa co thắt cơ, hỗ trợ nhu động ruột và cải thiện các triệu chứng khác.
Biến chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS)
IBS không dẫn đến ung thư nhưng các triệu chứng tái phát thường xuyên có thể khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, xuất phát từ:
Nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên
Tránh các hoạt động xã hội
Nghỉ làm
Tăng khả năng mắc các rối loạn cảm xúc hoặc tâm lý như lo âu hoặc trầm cảm
IBS cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của vợ/chồng và bạn đời của bệnh nhân IBS. Tình trạng IBS càng nặng thì căng thẳng trong mối quan hệ càng lớn, trên nhiều mặt.
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Nếu bạn đã và đang điều trị IBS, hãy nhớ tuân theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng của bạn. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mắc IBS, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ tiêu hóa càng sớm càng tốt.
Khi nào nên đến Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp (UCC)
Nếu bạn bị đau bụng kéo dài, nôn mửa hoặc tiêu chảy, hoặc có máu trong chất nôn hoặc phân, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức tại Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp (UCC) của bệnh viện gần nhất.
(n.d.) Nearly One in 10 Singaporeans Suffers From Irritable Bowel Syndrome. Retrieved 15 May 2020 from https://www.healthxchange.sg/digestive-system/irritable-bowel-syndrome/nearly-one-ten-singaporeans-suffers-irritable-bowel-syndrome
(22 October 2021) Signs and Symptoms of IBS. Retrieved on 18 May 2020 from https://www.verywellhealth.com/ibs-symptoms-4014377
(n.d.) Irritable Bowel Syndrome (IBS). Retrieved 15 May 2020 from https://adaa.org/understanding-anxiety/related-illnesses/irritable-bowel-syndrome-ibs
(n.d.) Stress and IBS. Retrieved 18 May 2020 from https://www.aboutibs.org/what-is-ibs-sidenav/stress-and-ibs.html
Qin, H. Y., Cheng, C. W., Tang, X. D., & Bian, Z. X. (2014). Impact of psychological stress on irritable bowel syndrome. World journal of gastroenterology, 20(39), 14126–14131. https://doi.org/10.3748/wjg.v20.i39.14126. Retrieved 15 May 2020 from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4202343/
(1 December 2021) Irritable bowel syndrome. Retrieved 18 May 2020 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20360064
Siah KT, Wong RK, Chan YH, Ho KY, Gwee KA. (Oct 30, 2016) Prevalence of Irritable Bowel Syndrome in Singapore and Its Association with Dietary, Lifestyle, and Environmental Factors. J Neurogastroenterol Motil. 22(4):670-676. DOI: 10.5056/jnm15148
Wong RK, Drossman DA, Weinland SR, Morris CB, Leserman J, Hu Y, Kelapure R, Bangdiwala SI. (Feb 2013) Partner burden in irritable bowel syndrome. Clin Gastroenterol Hepatol. 11(2):151-155. DOI: 10.1016/j.cgh.2012.07.019
(7 March 2019) Everything You Want to Know About IBS. Retrieved 28 December 2021 from https://www.healthline.com/health/irritable-bowel-syndrome
(24 February 2021) What is IBS? Retrieved 28 December 2021 from https://www.nhs.uk/conditions/irritable-bowel-syndrome-ibs/
(1 December 2021) Irritable bowel syndrome: Symptoms & causes. Retrieved 29 December 2021 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/symptoms-causes/syc-20360016
(31 May 2019) Understand IBS Treatment Expectations. Retrieved 29 December 2021 from https://www.healthline.com/health/ibs-c/understand-ibs-treatment-expectations
(30 June 2017) How Stress and Anxiety Can Aggravate IBS Symptoms. Retrieved 29 December 2021 from https://www.healthline.com/health/ibs-c/stress-and-anxiety
(1 December 2021) Irritable bowel syndrome: Diagnosis & treatment. Retrieved 29 December 2021 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20360064
Cái giá của huyết áp cao cho thấy bạn không nên phớt lờ việc lựa chọn lối sống lành mạnh. Những thay đổi đơn giản này trong thói quen của bạn có thể đem lại hiệu quả lớn cho tim.
Những người vừa mất đi người thân thường miêu tả cảm giác này như thể trái tim họ đang tan vỡ. Điều họ không biết là việc này hoàn toàn có thể dẫn đến suy tim.
May mắn là không phải tất cả các cơn đau ngực đều báo hiệu một vấn đề về tim mạch. Bác sĩ Ooi Yau Wei giải thích các nguyên nhân khả dĩ gây đau ngực và cách xác định liệu cơn đau có liên quan đến tim hay không.