Phẫu thuật cắt bỏ khối u là gì?

Nguồn: Shutterstock

Phẫu thuật cắt bỏ khối u là gì?

Cập nhật lần cuối: 30 Tháng Bảy 2020 | 5 phút - Thời gian đọc

Việc phát hiện ra một khối u trong vú của bạn là điều đáng lo ngại. Có thể là một cú sốc lớn nếu nó hóa ra là ung thư. Nhưng với những tiến bộ trong liệu pháp hiện đại, ung thư vú không còn đồng nghĩa với án tử hình.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u là gì và khi nào là phương pháp lựa chọn ưu tiên?

Phẫu thuật cắt chọn lọc khối u là một phẫu thuật bảo tồn vú nhằm loại bỏ khối u ở vú của bạn. Một phần nhỏ mô khỏe mạnh xung quanh khối u cũng sẽ được cắt bỏ để đảm bảo toàn bộ khối u đã được cắt bỏ.

Đây là phương pháp điều trị phổ biến khi khối u vú còn nhỏ so với kích thước bầu ngực của bạn hoặc chỉ có một vùng vú bị ung thư. Tiếp theo cần xạ trị để giảm nguy cơ tái phát.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú có an toàn hơn không?

Cắt bỏ khối u vú so với cắt bỏ vú

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú (cắt bỏ vú) từng là phương pháp điều trị tiêu chuẩn trong điều trị ung thư vú, nhưng các nghiên cứu kéo dài trong vài thập kỷ qua đã chứng minh rằng phẫu thuật cắt bỏ khối u chọn lọc có hiệu quả trong việc chữa khỏi bệnh ung thư và ngăn ngừa sự tái phát của ung thư vú ở bệnh ung thư vú giai đoạn đầu. Về mặt thẩm mỹ, nó cũng có tác dụng ít để lại tổn thương hơn nhiều. Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy phẫu thuật cắt bỏ khối u bằng xạ trị có tỷ lệ tái phát thấp hơn và tỷ lệ sống sót cao hơn so với phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú.

Tuy nhiên, có một nhóm nhỏ bệnh nhân sẽ được hưởng lợi từ phẫu thuật cắt bỏ vú, ngay cả trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư. Những bệnh nhân này mang gen đột biến khiến họ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú rất cao. Giống như trường hợp diễn viên nổi tiếng Angelina Jolie bị đột biến gen BRCA (đột biến ở một trong hai gen ức chế khối u BRCA1 và BRCA2) được công bố rộng rãi, những bệnh nhân có nguy cơ cao sẽ được tư vấn phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa đối bên (phẫu thuật cắt bỏ một hoặc cả hai vú để thu nhỏ kích thước vú và nguy cơ phát triển ung thư vú) và tái tạo đồng đều vú trước khi ung thư xảy ra.

Ngực của bạn sẽ không đối xứng sau khi cắt bỏ khối u?

Ngực của bạn có thể không đối xứng sau khi cắt bỏ khối u, điều này có thể xảy ra đối với những bệnh nhân có tỉ lệ khối u trên kích thước vú lớn hơn. Điều này có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật nâng, tạo hình ngực (oncoplastic), cho phép loại bỏ ung thư và sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ để đạt được sự đối xứng 2 bên vú tốt hơn. Sự bất đối xứng nhẹ sau phẫu thuật có thể được cải thiện bằng cách bơm mỡ. Điều này được thực hiện bằng cách hút mỡ từ các bộ phận khác của cơ thể và ghép mỡ để làm đầy hình dạng ngực.

Những bệnh nhân có khối u lớn hơn có thể lựa chọn phương pháp tái tạo một phần được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật cắt bỏ khối u. Điều này giúp cải thiện thẩm mỹ, tức là bảo tồn hoặc phục hồi vẻ đẹp và sự cân đối của cơ thể sau phẫu thuật. Tái tạo một phần có thể được thực hiện bằng cách lấy mô gần vú (vạt mô cục bộ), mô từ phía sau (vạt latissimus dorsi) hoặc thậm chí là mô mỡ trong bụng (vạt mạc nối).

Đối với những bệnh nhân cần hóa trị sau phẫu thuật, hiện nay có sự thay đổi theo hướng hóa trị sớm (tân bổ trợ), trước khi phẫu thuật. Hóa trị tân bổ trợ cho phép giảm các giai đoạn của ung thư (để giảm giai đoạn ung thư, ví dụ: Từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 2) và thu nhỏ kích thước khối u, cho phép phẫu thuật ở mức độ thấp hơn, dẫn đến ít biến chứng phẫu thuật hơn và kết quả thẩm mỹ tốt hơn.

Có bất kỳ rủi ro nào liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ khối u không?

Rủi ro của phẫu thuật cắt bỏ khối u

Tất cả các ca phẫu thuật đều có rủi ro nhất định. Bạn có thể bị tê hoặc mất cảm giác ở một phần vú. Biến chứng này có thể tạm thời hoặc lâu dài. Có một số rủi ro nhỏ về nhiễm trùng vết thương và chảy máu hoặc tích tụ chất lỏng (tụ dịch) trong vú.

Sau khi phẫu thuật, các mô xung quanh nơi có khối u ung thư sẽ được kiểm tra để xác nhận rằng chúng không còn tế bào ung thư. Nếu phát hiện tế bào ung thư thì cần phải loại bỏ thêm mô, mặc dù nguy cơ xảy ra điều này là thấp, khoảng 10 – 15%.

Sự phục hồi vùng ngực như thế nào?

Phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể được thực hiện như một thủ thuật trong ngày hoặc đối với bệnh nhân nhập viện nội trú. Điều thứ hai sẽ phụ thuộc vào mức độ phẫu thuật và phẫu thuật nạo vét hạch bạch huyết hoặc tạo hình vú có được thực hiện cùng một lúc hay không.

Sau khi xuất viện, bác sĩ phẫu thuật của bạn thường sẽ lên lịch tái khám một tuần sau đó.

Cần làm gì để cơ thể hồi phục tại nhà?

Phục hồi tại nhà

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: bạn cần Nghỉ ngơi để hồi phục nên đừng ép bản Thân hoạt động quá nhiều trong những ngày đầu.
  • Kiểm soát cơn đau: Bạn sẽ được kê thuốc giảm đau và hướng dẫn về thời điểm dùng thuốc và liều lượng dùng. Bạn nên dùng thuốc khi cần thiết để kiểm soát cơn đau nhưng không nên sử dụng vượt quá liều lượng và tần suất quy định.
  • Mặc áo ngực có khả năng nâng đỡ tốt: bạn sẽ cần hạn chế tối thiểu những cử động có thể gây thêm đau đớn, Vì vậy, một Chiếc áo ngực nâng đỡ tốt để Mặc cả ngày lẫn đêm là Điều cần thiết.
  • duy trì Tập các bài Tập tay: Buổi sáng sau khi Phẫu thuật, bạn có thể bắt đầu thực hiện các bài Tập cánh tay mà bác sĩ Phẫu thuật đã hướng dẫn bạn thực hiện.

Mặc dù quá trình hồi phục hoàn toàn ở mỗi phụ nữ là khác nhau nhưng thời gian lành vết thương của bạn có thể dao động từ vài ngày đến vài tuần. Và thường không có bất kỳ sự khó khăn nào đối với các hoạt động thể chất bình thường sau khi hồi phục hoàn toàn.

Ung thư vú có thể tái phát không?

Luôn có một nỗi lo thường trực rằng ung thư vú có thể tái phát. Hầu hết các bệnh ung thư vú đều có thể chữa khỏi và không tái phát. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó xuất hiện trở lại cùng một vị trí cũ hoặc có thể ở vị trí khác trên cơ thể.

Do đó, tất cả bệnh nhân ung thư đều được theo dõi và đánh giá thường xuyên. Bác sĩ phẫu thuật sẽ yêu cầu bạn tái khám định kỳ, thời gian này có thể lâu hơn nếu tình trạng của bạn ổn định.

Hãy gặp bác sĩ phẫu thuật nếu bạn nhận thấy:

  • một khối u không biến mất sau kỳ kinh của bạn.
  • sự thay đổi về hình dạng, kích thước Hoặc đường viền của vú.
  • sự thay đổi về bề Ngoài của da trên vú Hoặc núm vú, đặc biệt Nếu vùng da đó có vết lõm như vỏ cam, nhăn nheo, có vảy, đỏ, nóng Hoặc Sưng tấy.
  • máu Hoặc chất lỏng trong suốt chảy ra từ núm vú.

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, hãy thảo luận về các lựa chọn của bạn với một bác sĩ phẫu thuật vú trước khi quyết định các bước tiếp theo.

Lumpectomy. Retrieved 8/7/20 from https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/lumpectomy/about/pac-20394650.

Lumpectomy: What to expect. Retrieved 8/7/20 from https://www.breastcancer.org/treatment/surgery/lumpectomy/expectations

Lumpectomy risks. Retrieved 8/7/20 from https://www.breastcancer.org/treatment/surgery/lumpectomy/risks

Lumpectomy. Retrieved 8/7/20 from https://www.mskcc.org/cancer-care/types/breast/treatment/lumpectomy

Lumpectomy (partial mastectomy).Retrieved 8/7/20 from https://www.webmd.com/breast-cancer/lumpectomy-partial-mastectomy

Checking for breast cancer recurrence. Retrieved 8/7/20 from https://www.webmd.com/breast-cancer/breast-cancer-recurrence
Bài viết liên quan
Xem tất cả