Dr Lai Wai Kwan Vincent
Bác sĩ nội tiêu hóa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nội tiêu hóa
Một số dạng viêm gan nhẹ trong khi những dạng khác nghiêm trọng hơn. Một số có thể kéo dài trong thời gian ngắn (cấp tính), trong khi một số khác có thể kéo dài, thậm chí cả đời (mãn tính). Tiêm vắc-xin có thể bảo vệ bạn khỏi một số dạng viêm gan do virus.
Các triệu chứng của viêm gan thường nhẹ và không đặc hiệu. Các triệu chứng tương đối giống nhau bất kể nguyên nhân nào gây ra bệnh. Viêm gan mãn tính được định nghĩa là tình trạng viêm gan kéo dài trên 6 tháng, và các triệu chứng có thể không rõ ràng cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng.
Các triệu chứng viêm gan cấp tính xuất hiện nhanh chóng và có thể bao gồm:
Viêm gan có thể được chia thành 2 nhóm chính, viêm gan do nhiễm trùng và viêm gan không do nhiễm trùng.
Viêm gan do nhiễm trùng
Viêm gan A – Bệnh này do virus viêm gan A (HAV) gây ra, lây truyền qua thực phẩm và thức uống bị nhiễm phân của người nhiễm viêm gan A. Nhiễm trùng thường nhẹ và nghỉ ngơi trên giường thường là tất cả những gì cần thiết để hồi phục. Tuy nhiên, bệnh có thể nghiêm trọng ở người cao tuổi hoặc bệnh nhân đang mang thai. Vắc-xin viêm gan A giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thường được tiêm cho trẻ em từ 12 – 18 tháng tuổi.
Viêm gan B – Bệnh lây truyền qua các dịch cơ thể bị nhiễm virus viêm gan B (HBV). Bạn có thể mắc HBV từ quan hệ tình dục không an toàn, hoặc từ việc sử dụng chung các dụng cụ tiêm bị nhiễm virus (thường xuất hiện do lạm dụng thuốc) hoặc dao cạo râu. Biến thể này của bệnh viêm gan cũng có thể ngăn ngừa thông qua vắc-xin, được tiêm cho trẻ em theo 3 liều, trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi. Viêm gan B mãn tính được điều trị bằng các loại thuốc kháng virus, và có thể kéo dài từ vài tháng cho đến nhiều năm.
Viêm gan C – Virus viêm gan C (HCV) lây truyền theo cách thức tương tự viêm gan B, và không có vắc-xin cho virus này. Tuy nhiên, thuốc kháng virus đường uống có thể giúp chữa trị căn bệnh truyền nhiễm này.
Viêm gan D – Bệnh gan nghiêm trọng này không phổ biến và lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Nó do virus viêm gan D (HDV) gây ra. Trong khi không có vắc-xin chống HDV, vắc-xin viêm gan B có thể được sử dụng để bảo vệ cơ thể, do viêm gan D cần viêm gan B để tái tạo. Interferon có thể được sử dụng để điều trị viêm gan D, nhưng có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
Viêm gan E – Nhiễm trùng này tương tự như viêm gan A và thường lây truyền qua nước bị ô nhiễm, thường xảy ra ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, nên thường tự khỏi với chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và chất dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và người cao tuổi bị nhiễm bệnh cần được theo dõi chặt chẽ. Hiện chưa có thuốc đặc trị viêm gan E.
Viêm gan không do nhiễm trùng
Viêm gan tự miễn dịch – Trong một số trường hợp, cơ thể có thể xem gan là một vật thể lạ và tấn công cơ quan này, gây ra tổn thương từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Tình trạng này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, và được điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch.
Viêm gan do rượu và chất độc – Lạm dụng rượu trong thời gian dài có thể khiến các tế bào gan thay đổi, và lâu dần có thể dẫn đến xơ gan - tình trạng xơ hoá các mô gan. Tình trạng này có tính chất vĩnh viễn và có thể làm giảm chức năng gan. Dùng thuốc quá liều hoặc nuốt phải chất độc cũng có thể dẫn đến viêm gan và tổn thương gan nghiêm trọng.
Nếu có dấu hiệu nghi ngờ viêm gan, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ tiền sử bệnh án của bạn, và tiến hành khám lâm sàng. Có rất ít dấu hiệu khác trừ trường hợp gan suy yếu với các biểu hiện như da hoặc mắt chuyển sang màu vàng (vàng da).
Thường thì viêm gan được phát hiện tình cờ trong các xét nghiệm máu sàng lọc cho thấy chức năng gan bất thường. Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, các xét nghiệm máu chẩn đoán cụ thể hơn sẽ được thực hiện để loại trừ viêm gan do virus, viêm gan tự miễn hoặc các tình trạng y tế khác thường liên quan đến bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc đột quỵ. Xét nghiệm siêu âm sẽ được thực hiện để đánh giá tình trạng gan. Ngoài ra, có thể cần thêm xét nghiệm máu hoặc đo độ cứng (elastogram) để xác định liệu có các vết xơ hoá mô gan do viêm gan gây ra. Cuối cùng, sinh thiết gan (lấy mẫu mô gan bằng kim) cũng có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh viêm gan nếu việc đánh giá ban đầu không đưa ra được kết quả chẩn đoán cụ thể.
Bất kỳ loại viêm gan mãn tính nào cũng có thể nghiêm trọng, và có thể dẫn đến xơ gan, suy gan hoặc ung thư gan.
Suy gan có thể gây ra các biến chứng, bao gồm trướng bụng (tình trạng tích tụ dịch trong khoang bụng), tăng áp lực tĩnh mạch cửa (tăng huyết áp trong các tĩnh mạch đi vào gan), bệnh não do gan (tình trạng tích tụ độc tố dẫn đến mệt mỏi, mất trí nhớ và suy giảm khả năng nhận thức), rối loạn đông máu và suy thận.
Nếu bị viêm gan mãn tính, bạn sẽ được khuyến nghị kiêng rượu, và luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Khi gan bắt đầu suy yếu, ngoài các triệu chứng viêm gan đã đề cập ở trên, bạn có thể có những dấu hiệu cảnh báo sau:
Cấy ghép gan có thể cần thiết khi gan suy yếu bất kể có sử dụng thuốc điều trị, hoặc nếu ung thư gan nguyên phát (đáp ứng tiêu chí cấy ghép) phát triển. Việc cấy ghép bao gồm thay thế gan bị bệnh của bạn bằng một lá gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Thuốc sau khi cấy ghép cũng sẽ cần thiết để ngăn cơ thể bạn đào thải lá gan mới.
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, đặc biệt là khi liên quan đến một cơ quan quan trọng như gan. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn tránh lây truyền bệnh không cần thiết trong các dạng khác nhau của nó:
Nếu nghi ngờ mình bị viêm gan, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn và các lựa chọn điều trị hiện có.