Dr Chua Soo Yong
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nằm thư giãn trên chiếc ghế dài êm ái nghe có vẻ như là cách hoàn hảo để thư giãn sau một ngày dài làm việc. Nhưng khi bị thoát vị đĩa đệm, bạn có thể sẽ không đứng dậy bình thường được.
Theo nghiên cứu y tế, độ tuổi phổ biến nhất cho bệnh thoát vị đĩa đệm là từ 30 đến 50. Nam giới dễ mắc bệnh này gấp đôi so với nữ giới.
Nếu bạn nghĩ mình có thể bị thoát vị đĩa đệm, đừng ngại trao đổi với bác sĩ.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần "gel" bao phủ đĩa đệm trong cột sống thoát vị và dịch chuyển do sự suy giảm độ đàn hồi của đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm còn được gọi là thoát vị, vỡ hoặc sa đĩa đệm.
Giữa mỗi đốt sống trong cột sống của chúng ta là các đĩa đệm giữ cho nó dẻo dai, cũng đồng thời đóng vai trò giảm xóc.
Tùy thuộc vào mức độ nặng của căn bệnh, đĩa đệm của một người có thể bị phồng lên trong khi chưa bị sa hẳn, Bác sĩ Chua Soo Yong, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và chuyên gia về cột sống tại Bệnh viện Mount Elizabeth giải thích. "Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, đĩa đệm có thể vỡ và tạo điều kiện cho "chất gelatin" (nhân tủy) bên trong nó nhô ra."
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, nhân tủy có thể rời khỏi đĩa đệm hoàn toàn và chiếm không gian trong ống tủy sống, gây chèn ép thần kinh nghiêm trọng.
Nguyên nhân chính gây trượt đĩa đệm là hao mòn đĩa theo thời gian. Khi bạn già đi, các đĩa đệm có thể mất đi độ đàn hồi và dễ bị tổn thương hơn. Bất kỳ hoạt động nào gây áp lực lên cột sống đều có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Tuy nhiên, di truyền và các yếu tố môi trường cũng góp phần làm tăng nguy cơ phát triển thoát vị đĩa đệm.
Một số người có tiền sử gia đình bị thoát vị đĩa đệm, vì vậy họ có khuynh hướng di truyền với bệnh này cao hơn, Bác sĩ Chua cho biết. "Những người tập thể dục không đúng cách hoặc ngồi trong thời gian dài cũng dễ bị gặp tình trạng này hơn."
Ngồi, đặc biệt là với tư thế xấu, gây áp lực lên lưng nhiều hơn so với việc đứng hoặc nằm, bác sĩ nói thêm.
Một nguyên nhân ít được biết đến của bệnh thoát vị đĩa đệm là hút thuốc lá. Các chất độc từ thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác ngăn cản đĩa đệm nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì độ khỏe mạnh và linh hoạt. Điều này, dẫn đến gia tăng tốc độ thoái hóa của đĩa đệm và góp phần gây tổn thương đĩa thêm nữa.
Không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt sự khó chịu do căng cơ với cơn đau do thoát vị đĩa đệm.
Nếu bạn experiencing numbness or pain that shoots down your legs (bệnh đa dây thần kinh), có khả năng bạn đã bị thoát vị đĩa đệm, và phần đĩa đệm bị sưng viêm đang chèn ép dây thần kinh chạy từ phần dưới cột sống đến bàn chân, Bác sĩ Chua cho biết. "Nhưng tình trạng thoát vị đĩa đệm chỉ có thể được xác nhận sau khi chụp cộng hưởng từ (MRI) được thực hiện trên bệnh nhân."
Sự khó chịu từ đau lưng hoặc căng cơ thường biến mất trong vòng 6 tuần, trong khi cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Bác sĩ Chua chia sẻ rằng một số người chỉ đến bác sĩ khi đã chịu đựng tình trạng thoát vị đĩa đệm trong nhiều năm.
Những bệnh nhân này thường bị thoát vị đĩa đệm không quá nghiêm trọng. Họ bị cứng cổ hoặc đau lưng mà chưa xuất hiện đau dây thần kinh, vì vậy ban đầu họ lờ đi, cho rằng bản thân chịu đau giỏi hơn, cho đến khi họ cảm thấy tình hình bắt đầu trở nên không bình thường, Bác sĩ Chua giải thích.
Nếu không được điều trị, đĩa đệm thoát vị có thể dẫn đến biến chứng như không tự chủ khi đĩa đệm đè lên dây thần kinh chạy đến bàng quang hoặc ruột, hoặc liệt một phần cơ thể khi đĩa đệm ngày càng phình ra và chèn ép dây thần kinh hạ bộ.
Theo bác sĩ Chua, phẫu thuật thường chỉ được xem xét sau khi các phương pháp bảo tồn hơn đã được thử, hoặc nếu có bằng chứng về áp lực lên tủy sống hoặc vùng đuôi ngựa, gây không tự chủ tiểu tiện.
Đối với những trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ hơn, nghỉ ngơi đủ, điều trị bằng thuốc giảm đau và tham gia liệu trình vật lý trị liệu & phục hồi chức năng trong vài tuần để giảm thiểu nguy cơ chấn thương trong tương lai là đủ để hồi phục.
Tuy nhiên, nếu có các cơn đau dữ dội, mất khả năng cử động vùng hạ bộ hoặc không tự chủ tiểu tiện, bác sĩ có thể gợi ý phẫu thuật khẩn cấp.
Phẫu thuật sẽ giải quyết tình trạng chèn ép cơ học gây ra bởi thoát vị đĩa đệm, cơn đau sẽ được giải tỏa ngay lập tức, bác sĩ Chua chia sẻ. "Nhưng việc vật lý trị liệu sau phẫu thuật là cần thiết để phục hồi cơ lưng cho bệnh nhân. Vì trong trường hợp này các cơ vùng lưng thường rất căng cứng hoặc yếu sau khi trải qua thời gian dài đau lưng."
Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật không cao, nhưng đáng tiếc không có gì đảm bảo đĩa đệm sẽ không thoát vị lại.
Điều này tùy thuộc vào các yếu tố, chẳng hạn như việc còn những mảnh vỡ nào khác trong đĩa đệm có thể phồng lên hoặc không, hoặc có một đĩa đệm khác ở mức độ khác bị dịch chuyển, gây ra một vụ chèn ép dây thần kinh mới, bác sĩ Chua giải thích.
Nếu bạn bị đau lưng tái phát, hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình để được tư vấn về tình trạng bệnh của mình.