Dr Lau Chien Li Cheryl
Bác sĩ ngoại tổng quát
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ ngoại tổng quát
Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về tác động của đường tinh luyện, đặc biệt là đồ uống có đường hoặc ngọt, đối với sức khỏe đại tràng của chúng ta.
Đồ uống có đường là bất kì đồ uống nào có chứa các loại đường đã qua chế biến hoặc các chất làm ngọt như siro fructose có hàm lượng cao, sucrose,… Các loại thức uống có đường thường gặp là:
Những loại đồ uống này là nguồn cung cấp calo và đường bổ sung lớn nhất trong chế độ ăn uống. Mức tiêu thụ thức uống có đường đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây do ngành công nghiệp tiếp thị ngày càng phong phú và khả năng tiếp cận của loại thức uống này ở các cửa hàng cũng ngày một dễ dàng hơn.
Lượng đường hàng ngày tiêu thụ được khuyến cáo là không quá 6 thìa cà phê, tương đương 24g mỗi ngày. Thực tế thì lượng đường trong các loại đồ uống có đường thông dụng vượt quá mức tiêu thụ hàng ngày. Dưới đây là hàm lượng đường đo được trong 1 đơn vị đồ uống có đường trên thị trường:
Việc tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có đường trong thời gian dài có thể làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tình trạng kháng insulin. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng hay các thể ung thư khác như ung thư thận.
Tỷ lệ ung thư đại tràng ở nhóm tuổi trẻ hơn đang gia tăng và một nghiên cứu mới cho thấy việc uống quá nhiều đồ uống có đường có thể là nguyên nhân.
Theo nghiên cứu Nurses' Health Study II về lượng tiêu thụ đồ uống có đường mỗi tuần, những phụ nữ sử dụng từ 2 đồ uống có đường trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư ruột kết trước tuổi 50 cao gấp đôi so với những phụ nữ chỉ tiêu thụ 1 đồ uống có đường trở xuống mỗi tuần hoặc không sử dụng.
Nghiên cứu này được thực hiện với đối tượng bao gồm 95.000 y tá, tuổi từ 25 – 42 vào năm 1989. Những phụ nữ này cung cấp thông tin về chế độ ăn uống của họ 4 năm một lần trong gần 25 năm. 41.272 phụ nữ đã báo cáo về lượng đồ uống có đường mà họ đã uống trong những năm tuổi thiếu niên. Sau 24 năm liên tục theo dõi, kết quả là có 109 phụ nữ bị ung thư ruột kết trước tuổi 50.
Việc tiêu thụ nhiều đồ uống có đường ở tuổi trưởng thành có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, ngay cả khi các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ ung thư ruột kết khác như tiền sử gia đình cá nhân đã được loại trừ. Nguy cơ này tăng gấp đôi khi phụ nữ tiêu thụ nước ngọt và đồ uống có đường khác trong tuổi thiếu niên. Cụ thể, mỗi khẩu phần đồ uống có đường được tiêu thụ hàng ngày ở tuổi trưởng thành có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn 16%. Ngược lại, đối với phụ nữ trong độ tuổi 13 – 18, mỗi loại đồ uống có đường tiêu thụ có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết tăng 32% trước 50 tuổi.
Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, sẽ có lợi cho sức khỏe cộng đồng và cũng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng của chúng ta.
Tỷ lệ ung thư đại trực tràng ở những người dưới 50 tuổi đã tăng mạnh trong những năm gần đây. So với những người sinh ra vào khoảng năm 1950, những người sinh ra vào khoảng năm 1990 có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao gấp đôi và nguy cơ mắc ung thư trực tràng cao gấp 4 lần.
Do sự gia tăng ung thư đại tràng ở người trẻ tuổi, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ hiện khuyến nghị những người từ 45 tuổi trở lên và có nguy cơ trung bình mắc bệnh này nên đi khám sàng lọc thường xuyên. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mắc ung thư đại tràng, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ của bạn để thực hiện khám sàng lọc nội soi đại tràng.
Đường được biết đến nhiều về tác động gây viêm trên cơ thể. Gần đây, ngày càng có nhiều dữ liệu từ các nghiên cứu trên động vật chỉ ra tác hại của đường đối với môi trường vi khuẩn đường ruột.
Đồ uống có đường có thể loại bỏ các vi khuẩn có lợi trong ruột người, và sự mất cân bằng do đó có thể gây ra cảm giác thèm đường gia tăng, điều này lần lượt làm tổn thương thêm đường ruột. Tình trạng viêm đường ruột này có thể gây kích ứng ruột, làm hỏng lớp chất nhầy bảo vệ và giảm lượng vi khuẩn có lợi.
Một đánh giá năm 2016 cho thấy chất tạo ngọt nhân tạo cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của ruột (khả năng thức ăn đi qua ruột) và làm trầm trọng thêm các tác động của bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là hội chứng ruột kích thích.
Sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh viêm ruột trong vài thập kỷ qua song song với sự gia tăng tiêu thụ xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS), đây là chất tạo ngọt hàng đầu trong nước ngọt và nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn.
Trong một nghiên cứu năm 2016, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa kiểu ăn “nhiều đường và nước ngọt” với nguy cơ mắc các bệnh viêm ruột.
Các tờ báo địa phương đã đưa tin rằng người dân Singapore tiêu thụ hơn 1.500 thìa cà phê đường từ đồ uống có đường mỗi năm. Một cuộc khảo sát của Hội đồng Xúc tiến Sức khỏe (HPB) cho thấy hơn 40% thanh niên ở các trường trung học và cao đẳng tiêu thụ đồ uống có đường hàng ngày. Điều này có thể là do những đồ uống này đã trở thành một phần phổ biến trong chế độ ăn uống của họ từ khi còn nhỏ và có sẵn rộng rãi.
Một cuộc khảo sát khác của HPB cũng phát hiện ra rằng 28% cha mẹ và người chăm sóc có xu hướng cung cấp đồ uống có đường cho trẻ em từ 4 - 9 tuổi mỗi tuần một lần.
Tần suất tiêu thụ những đồ uống này ở Singapore phần nào giải thích lý do tại sao tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng và các bệnh đường ruột khác ở bệnh nhân trẻ tuổi ngày càng gia tăng.
Tiêu thụ hơn 2 khẩu phần đồ uống có đường mỗi ngày có thể khiến một người có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn trước khi bước sang tuổi 50.
Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm nguy cơ gây ung thư đại tràng ở người trẻ mà bạn có thể tham khảo:
Bằng cách tuân theo chế độ ăn uống cân bằng và cắt giảm lượng đường, chúng ta có thể sống một cuộc sống lành mạnh và viên mãn hơn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của ung thư đại tràng, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra.