Dr Tay Hin Ngan
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Có vô số các rối loạn giấc ngủ, trong đó các tình trạng dễ nhận biết nhất là mất ngủ và ngáy. Hầu như một thời điểm nào đó trong cuộc sống, ai cũng từng trải qua hai tình trạng này, nhưng số lượng các trường hợp mắc phải tình trạng mất ngủ gây phiền toái thực sự thì vẫn chưa rõ. Cũng có rất ít dữ liệu về chứng ngáy ngủ, nhưng một nghiên cứu trong nước hồi 1999 cho thấy có 24% người lớn ở địa phương ngáy, và 15% mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ gây tắc nghẽn. Chứng ngưng thở khi ngủ là một tình trạng không chỉ có ngáy, mà còn bị tắc nghẽn đường thở trong khi ngủ, dẫn đến tình trạng nồng độ ô-xi giảm đột ngột lặp đi lặp lại, và giấc ngủ với chất lượng kém.
Phần lớn nguyên nhân gây ra mất ngủ có mối liên hệ đến sức khỏe tinh thần và tâm thần, như chứng lo âu, căng thẳng, và trầm cảm. Thỉnh thoảng, nguyên nhân có thể mang tính chất thể chất, như đau đớn từ các bệnh lý khác, các bệnh lý như cường tuyến giáp hoặc các loại thuốc như thuốc thông mũi có tác dụng kích thích cơ thể. Thói quen ngủ kém, như thời gian ngủ không đều đặn hoặc các hoạt động kích thích trước lúc ngủ, ví dụ, chơi game trên máy vi tính, cũng có thể góp phần gây ra tình trạng mất ngủ.
Để cải thiện chứng mất ngủ, bước quan trọng nhất là xác định nguyên nhân, vì vậy bác sĩ sẽ tiến hành ghi chép chi tiết quá trình hoạt động thường nhật và thói quen khi ngủ của bạn. Nên giữ nhật kí ghi chép các hoạt động hằng ngày và thói quen khi ngủ trong khoảng một vài tuần, nhằm cung cấp thông tin trong quá trình tư vấn. Xét nghiệm thường ít khi cần thiết, nhưng nếu nghi ngờ có vấn đề y tế như bệnh tuyến giáp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu.
Các vấn đề khác khiến bạn luôn trong tình trạng thức giấc, hoặc đánh thức bạn vào ban đêm, như tình trạng đau mãn tính, đi tiểu nhiều lần, nghẹt mũi, v.v… có thể cần đến ý kiến tư vấn y khoa từ các chuyên gia khác. Các ca có nghi ngờ các rối loạn giấc ngủ khác có thể cần phải tiến hành nghiên cứu về giấc ngủ, thực hiện tại bệnh viện hoặc ở nhà.
Bước quan trọng nhất trong việc điều trị tình trạng mất ngủ là áp dụng những thói quen ngủ tốt. Đó là:
Các giải pháp về mặt hành vi khác như các kĩ thuật thư giãn, hạn chế tối đa các nhân tố gây căng thẳng cũng thường mang lại hiệu quả.
Thuốc điều trị mất ngủ bao gồm thuốc ngủ hoặc các loại thuốc khác có tính chất gây buồn ngủ, như thuốc kháng histamine. Đây có thể là những giải pháp hữu ích trong giai đoạn đầu, nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn của tình trạng mất ngủ và tạo điều kiện hình thành thói quen ngủ tốt, nhưng không nên sử dụng dài lâu do có tiềm năng gây nghiện.
Ngáy không chỉ là một vấn đề mang tính chất xã hội gây ảnh hưởng đến người ngủ chung với bạn. Đây có thể là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn được gọi là chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA - obstructive sleep apnoea). Đây là tình trạng đường thở bị chặn trong suốt quá trình ngủ, dẫn đến tình trạng nồng độ ô-xi giảm đột ngột lặp đi lặp lại, và giấc ngủ với chất lượng kém.
Các nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ rõ ràng giữa OSA và các bệnh tim mạch như huyết áp cao, bệnh tim, và đột quỵ. Thực tế, ở các bệnh nhân mắc phải OSA với mức độ nghiêm trọng, nguy cơ đau tim và đột quỵ của họ có thể cao hơn đến 3 lần so với nguy cơ thông thường.
Một nghiên cứu tại Singapore phát hiện trên 65% bệnh nhân mắc bệnh tim có OSA mức độ trung bình đến nghiêm trọng chưa được chuẩn đoán. Ở trẻ em, OSA có thể dẫn đến thành tích học tập thấp và khó tập trung học hành. Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh tim mạch và tiểu đường trong tương lai.
Bạn nên tìm kiếm ý kiến tư vấn từ bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng (ENT) hoặc bác sĩ chuyên khoa giấc ngủ nếu bạn có các triệu chứng sau, thêm vào đó là tình trạng ngủ ngáy:
Bác sĩ sẽ yêu cầu nghiên cứu về giấc ngủ nhằm xác định liệu bạn có đang mắc phải chứng OSA hay không. Việc nghiên cứu này có thể được thực hiện tại bệnh viện hoặc thậm chí là tại nhà riêng của bạn. Bạn cũng cần trải qua thủ thuật nội soi đơn giản (một thủ thuật mà bác sĩ sử dụng một ống dài, mỏng để quan sát một cơ quan nội tạng của cơ thể) được thực hiện tại phòng khám để tìm kiếm các điểm gây tắc nghẽn. Các điểm tắc nghẽn này có thể ở trong mũi, ở phần vòm của lưỡi, hoặc ở phần sau của lưỡi.
Trong mũi, tình trạng tắc nghẽn có thể do mô mềm bị sưng, hoặc do vách ngăn mũi - bộ phận phân chia mũi thành hai nửa - bị cong. Vòm miệng mềm và amidan có thể gây tắc nghẽn ở tầng thứ hai. Ở tầng thấp nhất, phần sau của lưỡi có thể ngã ra sau và cũng gây ra tình trạng tắc nghẽn.
Nghiên cứu về giấc ngủ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của OSA mắc phải. Dựa trên kết quả này và các kết quả từ nội soi ngoại trú, phương thức điều trị sẽ được đề xuất. Ở trẻ em, dòng điều trị đầu tiên cho OSA là loại bỏ amidan và VA, và thỉnh thoảng thu gọn mô mềm ở mũi.
Đối với người lớn, cách điều trị phức tạp hơn. Đối với tình trạng OSA nhẹ, các thủ thuật đơn giản nhằm mở thông đường thở, như tần số vô tuyến nhằm thu gọn mô mềm trong mũi hoặc làm cứng vòm miệng mềm, hoặc các thiết bị nha khoa nhằm kéo hàm ra trước hoặc giữ cho lưỡi không bị thụt vào trong có thể đủ để điều trị.
Đối với tình trạng OSA trung bình đến nghiêm trọng, sử dụng máy phát áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Thiết bị này bao gồm một máy bơm để nén không khí thông qua một mặt nạ đeo trên mặt bạn trong suốt quá trình ngủ. Vấn đề với CPAP là phần lớn bệnh nhân không sẵn sàng để sử dụng thiết bị này. Trong trường hợp đó, phẫu thuật sẽ là lựa chọn thay thế tốt nhất. Ca phẫu thuật nên được thiết kế riêng dựa trên các điểm gây tắc nghẽn, thường là ở mũi, ở phần vòm khẩu cái mềm và amidan, và ở phía sau lưỡi.
Một lựa chọn nâng cao nhằm điều trị OSA, khi phần gốc lưỡi là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn, là phẫu thuật robot xuyên miệng (TORS - transoral robotic surgery) - một hình thức phẫu thuật xâm lấn tối thiểu sử dụng một robot phẫu thuật tiên tiến giúp cho các bác sĩ phẫu thuật tiếp cận và thực hiện phẫu thuật tại họng hoặc gốc lưỡi thông qua đường miệng.
TORS có thể được khuyến nghị cho một số bệnh nhân OSA có các đặc điểm nhất định, chẳng hạn như đường thở bị tắc nghẽn do amidan lưỡi, có tiền sử các phương pháp điều trị bảo tồn thất bại (ví dụ, CPAP), và đủ khỏe mạnh để trải qua phẫu thuật.
Trong suốt thủ thuật TORS, bệnh nhân được gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sử dụng một hệ thống phẫu thuật hỗ trợ robot nhằm tiếp cận họng thông qua miệng, tránh tạo các vết mổ bên ngoài.
Robot mang đến độ chính xác và linh hoạt cao, cho phép bác sĩ phẫu thuật loại bỏ phần mô thừa, bao gồm amidan lưỡi hoặc cơ lưỡi, và cắt bớt các cấu trúc khác gây cản trở như biểu mô, và hạn chế tối đa mức độ hư tổn cho các mô xung quanh.
Để biết thêm thông tin về những lựa chọn điều trị tốt nhất cho bạn, hãy trao đổi với bác sĩ Tai Mũi Họng (ENT) hoặc chuyên gia hô hấp ngay hôm nay.