-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Thời gian uống thuốc là một khía cạnh vô cùng quan trọng trong việc sử dụng thuốc một cách hiệu quả và an toàn. Thời gian có thể quan trọng đúng như bản thân loại thuốc, vì nó có thể tác động vô cùng sâu sắc đến công hiệu cùng với các tác dụng phụ tiềm tàng của thuốc. Tùy thuộc vào loại thuốc cụ thể và các hoạt động dược học (pharmacological effect) độc đáo của thuốc, các nhân viên chăm sóc sức khỏe có thể khuyến nghị sử dụng thuốc trước hoặc sau khi ăn.
Có một vài lý do giải thích vì sao một số loại thuốc phải được uống trước bữa ăn.
Một lý do là hỗ trợ gia tăng sự hấp thụ thuốc vào trong dòng máu. Khi được uống khi bụng đói, một số loại thuốc có khả năng đi vào dòng máu nhanh hơn, cho phép chúng phát huy công dụng một cách hiệu quả hơn. Thức ăn có thể tác động đến sự hấp thụ của một số loại thuốc nhất định bằng cách làm chậm lại quá trình hoặc cản trở các phản ứng hóa học xuất hiện bên trong ruột.
Ví dụ, các loại thuốc uống điều trị bệnh tuyến giáp, như thuốc levothyroxine, được khuyến nghị sử dụng khi bụng đói để sự hấp thụ đạt mức tối ưu đối với loại thuốc để cho thuốc phát huy hiệu quả. Khi được uống chung với thức ăn, sự hấp thụ bị giảm thiểu, so với hấp thụ khi bụng đói. Tương tự như vậy, một vài loại thuốc uống điều trị tiểu đường loại 2, như thuốc agonist peptide-1 giống glucagon (GLP-1) semaglutide mới hơn, nên được uống khi bụng đói, ít nhất 30 phút trước bữa ăn để đảm bảo mức hấp thụ tối ưu.
Một lý do khác là để tránh mọi tương tác với thức ăn. Một số loại thuốc nhất định có thể tương tác với thức ăn, dẫn đến giảm sút công hiệu hoặc tác dụng phụ tiềm tàng. Uống những loại thuốc này khi bụng đói hỗ trợ giảm thiểu tối đa các tương tác này và đảm bảo rằng thuốc không bị làm ảnh hưởng bởi các thành phần của thực phẩm như các khoáng chất, chất xơ, hoặc chất béo, những yếu tố này có thể liên kết với thuốc và giảm sút quá trình hấp thụ hoặc thay đổi những tác dụng của nó.
Ví dụ, một vài loại thuốc kháng sinh có thể tương tác với các sản phẩm từ sữa, điều này có thể làm giảm tính hiệu quả của thuốc.
Mặt khác, một số loại thuốc được khuyến khích sử dụng sau khi ăn.
Một lý do cho việc này là gia tăng sức chịu đựng. Một số loại thuốc có thể gây ra sự kích thích ở dạ dày hoặc các tác dụng phụ về đường ruột - dạ dày, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa, hoặc đau dạ dày. Uống những loại thuốc này sau khi ăn có thể hỗ trợ làm lớp lót cho thành dạ dày và giảm thiểu rủi ro gặp phải các tác dụng phụ này.
Ví dụ, uống các loại thực phẩm bổ sung chứa sắt và các loại thuốc như allopurinol (được sử dụng để ngăn ngừa các cơn đau gút) sau khi ăn có thể hỗ trợ làm giảm rủi ro buồn nôn hoặc nôn mửa, những tác dụng phụ phổ biến của các loại thuốc này. Tương tự như vậy, aspirin có thể gây ra các vấn đề liên quan đến sự kích thích không dung nạp của đường ruột - dạ dày khi được uống lúc bụng đói, đó là lý do tại sao thuốc được khuyến khích sử dụng sau một bữa ăn.
Thức ăn cũng có thể hỗ trợ gia tăng sức chịu đựng với một số loại thuốc nhất định bằng cách giảm thiểu tối đa mức độ tiếp xúc trực tiếp của chúng với thành dạ dày, điều này có thể đem lại lợi ích cho những bệnh nhân có dạ dày nhạy cảm hoặc dễ bị các loại thuốc gây khó chịu ở dạ dày.
Một lý do khác là nâng cao sự hấp thụ. Đối với một số loại thuốc, uống chúng cùng với thức ăn có thể thật sự nâng cao khả năng hấp thụ. Thức ăn có thể làm chậm quá trình di chuyển của thuốc qua đường ruột - dạ dày, cho phép việc hấp thụ và phân phối thuốc trong cơ thể hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với một số loại thuốc tan trong chất béo (lipid) đòi hỏi phải có sự hiện diện của các chất béo trong chế độ ăn uống để đạt mức hấp thụ tối ưu. Các ví dụ về các loại thuốc dạng này bao gồm các loại thuốc kháng nấm và các loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng nhiễm giun ký sinh.
Tính hiệu quả được nâng cao có thể là một lý do khác cho thấy vì sao một vài loại thuốc phát huy tác dụng tốt hơn khi được uống sau khi ăn. Trong một vài trường hợp, thức ăn có thể hỗ trợ nâng cao hiệu quả của thuốc bằng cách gia tăng tính sẵn có sinh học của chúng (bioavailability - là tỉ lệ thuốc đi vào vòng tuần hoàn chung của cơ thể và có tác dụng dược lý). Thức ăn có thể thay đổi độ pH (mức a-xít) của dạ dày, điều này có thể ảnh hưởng đến độ hòa tan và hấp thụ của một số loại thuốc nhất định, dẫn đến tính hiệu quả được cải thiện.
Một vài loại thức ăn nên tránh trước khi uống thuốc bao gồm:
Một vài loại thức ăn bạn có thể cân nhắc sử dụng trước khi uống thuốc bao gồm:
Nói chung, các loại thực phẩm an toàn và không gây tương tác mà bạn có thể sử dụng trước khi uống thuốc bao gồm những loại không chứa hàm lượng cao canxi, chất xơ, hoặc chất béo. Ví dụ như cơm trắng, mì ống không vị (loại mì không thêm nước sốt), những loại thịt nạc protein (như gà hoặc cá), và rau củ nấu chín.
Các loại thực phẩm này nhìn chung đều an toàn để kết hợp sử dụng với hầu hết các loại thuốc, nhưng điều quan trọng vẫn bao gồm đọc hướng dẫn sử dụng thuốc và trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào.