Thăm dò EP là gì?
Thăm dò điện sinh lý (EP) tim mạch là một xét nghiệm dùng để kiểm tra hệ thống điện của tim có hoạt động đúng cách không và tìm hiểu lý do bất thường.
Hệ thống điện của tim điều hành hoạt động co bóp tim để máu chảy bình thường và tạo ra nhịp tim bình thường. Nhịp tim bình thường có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, dẫn đến nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim). Các yếu tố này bao gồm:
Để thực hiện thăm dò EP, các điện cực mảnh được đưa vào tĩnh mạch và dẫn hướng đến tim để đo các tín hiệu điện. Bác sĩ cũng có thể dùng điện cực để kích thích nhịp tim bất thường và xác định nguyên nhân. Thông tin này sẽ giúp xác định hình thức điều trị phù hợp.
Tại sao bạn cần làm thăm dò EP?
Bác sĩ có thể khuyến cáo thăm dò điện sinh lý (EP) để:
- Kiểm tra tín hiệu điện bất thường có thể gây ra nhịp tim không đều.
- Xác định nguồn gốc của nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim).
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, yếu hoặc đánh trống ngực.
- Tìm hiểu nguy cơ ngừng tim.
- Đánh giá các lựa chọn điều trị, có thể bao gồm triệt đốt bằng ống thông, máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim cấy ghép.
- Đánh giá điều trị đã chỉ định có tác dụng không.
Ai không nên thực hiện thăm dò EP?
Thăm dò EP có thể không được khuyến cáo nếu bạn:
- Đang mang thai
- Khó có thể nằm yên ở tư thế nằm ngửa trong một thời gian dài
Bác sĩ sẽ tư vấn xem liệu thủ thuật thăm dò EP có phù hợp cho bạn không.
Các nguy cơ và biến chứng của thăm dò EP là gì?
Thăm dò EP có thể liên quan đến những nguy cơ và biến chứng sau đây:
- Chảy máu, bầm tím hoặc nhiễm trùng nơi đặt ống thông vào tĩnh mạch.
- Cục máu đông ở cuối (các) ống thông có thể bị vỡ ra và làm tắc mạch máu. Để ngăn ngừa tình trạng này, bác sĩ có thể cho bạn thuốc.
Hiếm khi xảy ra nhiễm trùng hay tổn thương tim hoặc hệ thống điện của tim.
Lưu ý: Vì bất kỳ bệnh lý nào hiện tại cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ của bạn, hãy đảm bảo nói trước với bác sĩ về bệnh sử và bất kỳ lo ngại nào.
Bạn chuẩn bị cho thăm dò EP như thế nào?
Bạn sẽ cần kể bệnh sử của mình cho bác sĩ, bao gồm:
- Các loại thuốc, vitamin và thực phẩm bổ sung bạn đang dùng hiện tại, đặc biệt là mọi loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng đông máu (bạn sẽ cần dừng uống các thuốc này trong vài ngày trước khi làm thủ thuật).
- Các bệnh lý của bạn, đặc biệt là rối loạn chảy máu.
- Dị ứng với bất kỳ thuốc hoặc chất nào, nếu có.
Tùy thuộc vào bệnh lý hiện tại, bạn có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm để xác nhận rằng bạn đủ khỏe để thực hiện thủ thuật. Bạn cũng cần nhịn đói trước thủ thuật. Bác sĩ có thể khuyến cáo nhịn đói trong 6 tiếng hoặc qua đêm.
Điều gì sẽ xảy ra trong thăm dò EP?
Thăm dò EP sẽ cần đưa các điện cực mảnh, mềm vào tĩnh mạch. Các điện cực này được đưa đến tim để đo tín hiệu điện.
Để giảm khó chịu khi đưa vào, bác sĩ có thể gây tê vị trí đưa vào bằng thuốc gây tê cục bộ hoặc cho bạn dùng thuốc an thần.
Thời gian ước tính
Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của tình trạng rối loạn nhịp tim, xét nghiệm này có thể mất 30 – 60 phút.
Trước thủ thuật
Bác sĩ có thể cho thuốc gây tê cục bộ ở khu vực đưa điện cực vào hoặc cho bạn dùng thuốc an thần. Nếu ống thông được đưa vào tĩnh mạch ở háng, bạn có thể cần cạo lông ở khu vực này.
Bạn cũng sẽ được nối với máy theo dõi điện tâm đồ (ECG) thông qua các điện cực nhỏ dán vào da. Điện tâm đồ sẽ giúp theo dõi hoạt động của tim trong quá trình thăm dò EP.
Trong khi thực hiện thủ thuật
Bác sĩ sẽ:
- Đặt ống thông sau khi gây tế vị trí đưa vào bằng thuốc gây tê cục bộ.
- Dẫn hướng ống thông đến buồng tim nhất định bằng cách soi huỳnh quang, một dạng chụp X-quang.
- Kiểm tra các vùng khác nhau trong tim bằng cách dùng các xung điện nhỏ. Trong lúc này, bạn có thể cảm thấy nhịp tim mạnh hơn và nhanh hơn bình thường. Nếu nhịp tim bất thường được kích thích, bạn có thể cảm thấy choáng váng và chóng mặt.
Tùy thuộc vào những phát triện trong thăm dò EP, bác sĩ có thể cho thuốc hoặc tạo sốc điện để dừng tình trạng rối loạn nhịp tim. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần triệt đốt để phá hủy một phần bất thường nhỏ của cơ tim gây ra nhịp tim không đều.
Nếu bạn thấy đau ngực, cổ, hàm, cánh tay hoặc lưng, hoặc thấy khó thở, hãy nói ngay cho bác sĩ biết.
Sau thủ thuật
Bác sĩ sẽ rút ống thông và dán băng để ngăn chảy máu. Nhóm y tế sẽ theo dõi tình trạng và sự phục hồi của bạn.
Nếu ống thông được đưa vào qua háng, bạn sẽ không thể cử động chân trong vài giờ. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào bạn có thể ra khỏi giường. Hãy cẩn thận di chuyển chậm lúc đầu để tránh bị chóng mặt. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào bạn có thể xuất viện.
Chăm sóc và phục hồi sau thăm dò EP
Cẩn thận tránh các hoạt động gắng sức trong vài ngày và làm theo lời khuyên của bác sĩ về thời điểm bạn có thể trở lại hoạt động bình thường. Khi về nhà, hãy lưu ý về:
- Màu sắc bầm tím bất thường
- Dấu hiệu chảy máu
- Đau bất thường
- Sưng
- Sốt
Hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thấy có những triệu chứng sau:
- Sốt với nhiệt độ trên 38°C.
- Đau, đỏ, sưng, chảy máu nhiều hơn hoặc rỉ dịch khác ở chỗ đặt ống thông. Vết bầm nhỏ là bình thường nhưng nhiều có nhiều máu thì là bất thường.
- Thay đổi ở chân làm thủ thuật, như là lạnh, tê hoặc ngứa ran.
- Đau ngực hoặc cảm giác chèn ép ngực, buồn nôn hoặc nôn, đổ mồ hôi nhiều, chóng mặt hoặc ngất xỉu.