Chân vòng kiềng là bệnh trạng trong đó chân cong ra ngoài ở đầu gối nên đầu gối không chạm nhau khi đứng thẳng.
Chân vòng kiềng biểu hiện rõ rệt nhất trong độ tuổi từ 12 – 18 tháng và có thể biểu hiện ở 1 hoặc cả hai đầu gối. Trong đa số ca bệnh, chân vòng kiềng bớt dần cho đến khi trẻ 3 hoặc 4 tuổi.
Chân vòng kiềng hiếm khi nghiêm trọng và thường không cần điều trị, vì bệnh không gây đau hay ảnh hưởng đến khả năng bò, đi hoặc chạy của trẻ.
Khi nào cần điều trị y khoa?
Điều trị chân vòng kiềng thường được trì hoãn nếu trẻ dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu bệnh có vẻ vẫn kéo dài sau 3 tuổi, tốt nhất là nên gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn về các lựa chọn điều trị.
Các triệu chứng của chân vòng kiềng là gì?
Thường thì chân vòng kiềng không gây khó chịu hoặc đau ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu bệnh trạng này không tự hết có thể dẫn đến các triệu chứng như là:
Khoảng hở rõ rệt giữa hai đầu gối khi đứng chụm chân.
Khoảng hở tồn tại kéo dài hoặc rộng hơn sau 3 tuổi.
Đau đầu gối hoặc hông không liên quan đến tổn thương.
Giảm phạm vi cử động của hông.
Khó đi lại hoặc chạy.
Đầu gối mất vững.
Nguyên nhân của chân vòng kiềng là gì?
Chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ có thể là do chân của em bé hơi cong trong không gian chật hẹp của tử cung.
Các nguyên nhân khác của chân vòng kiềng bao gồm:
Bệnh Blount: Bệnh này gây ra phát triển bất thường cẳng chân và cẳng chân cong lại bên dưới đầu gối. Sau khi trẻ bắt đầu đi, bệnh làm chân vòng kiềng nặng hơn. Theo thời gian, bệnh cũng có thể dẫn đến các vấn đề ở khớp đầu gối.
Loạn sản xương: Đây là một thuật ngữ chung cho nhiều bệnh gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của xương và sụn, dẫn đến bất thường về kích thước hoặc hình dạng xương.
Chứng thấp lùn: Dạng phổ biến nhất của chứng thấp lùn là do một bệnh gọi là loạn sản sụn, là một rối loạn tăng trưởng xương có thể dẫn đến chân vòng kiềng.
Nhiễm trùng hoặc tổn thương: Nhiễm trùng, tổn thương trước đây hoặc gãy xương không lành tốt có thể cản trở sự tăng trưởng và phát triển bình thường của xương chân.
Bệnh Paget: Bệnh Paget là một bệnh chuyển hóa thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh ảnh hưởng đến cách thức xương thoái hóa và tái tạo. Bệnh này làm cho xương được tái tạo yếu hơn bình thường, có thể làm cho chân bị vòng kiềng.
Còi xương: Đây là một bệnh do thiếu vitamin D kéo dài, là một loại vitamin thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của xương. Bệnh này khiến cho xương mềm và yếu, dẫn đến chân bị vòng kiềng.
Những yếu tố nào gây nguy cơ chân vòng kiềng?
Những yếu tố nguy cơ sau đây có thể góp phần hình thành chân vòng kiềng.
Béo phì ở trẻ em có thể khiến khớp phải chịu quá nhiều cân nặng và áp lực, góp phần gây bệnh Blount và viêm khớp, cùng các bệnh lý khác.
Biết đi sớm (trước 11 tháng) có thể tăng nguy cơ bệnh Blount và dẫn đến chân vòng kiềng.
Có người nhà bị chân vòng kiềng có thể cho biết khuynh hướng di truyền bị chân vòng kiềng, bao gồm các bệnh lý thoái hóa như viêm xương khớp.
Các biến chứng của chân vòng kiềng là gì?
Các biến chứng của chân vòng kiềng không được điều trị bao gồm:
Đau lưng, dù phổ biến, có thể cực kỳ khác nhau từ người này sang người khác, với các nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu cách để biết khi nào cần đến chăm sóc y tế.
Bác sĩ gia đình Wong Pei Ying tại Parkway Shenton chia sẻ chi tiết hơn về các triệu chứng bệnh gút, các yếu tố rủi ro của bệnh, những biến chứng tiềm tàng của bệnh, và cách thức điều trị bệnh gout.
Viêm gân, viêm khớp khuỷu tay vận động viên tennis, viêm khớp khuỷu tay vận động đánh golf, và viêm dính bao khớp vai– đây là một vài trong số các tình trạng khớp phổ biến nhất tác động đến vùng trên cơ thể.