Có thể chẩn đoán chân vòng kiềng thông qua một số xét nghiệm. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:
Khám lâm sàng để quan sát cách con bạn đi đứng và đánh giá xem vòng kiềng đối xứng hay một chân bị vòng kiềng nặng hơn chân kia. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, chân vòng kiềng đối xứng có thể không cần kiểm tra thêm.
X-quang nếu một chân bị vòng kiềng nặng hơn chân kia, hoặc nếu trẻ trên 2 tuổi. X-quang có thể cho biết chân vòng kiềng có phải do còi xương hay không hoặc có bất thường nào khác về xương không.
Chụp EOS là một dạng thay thế cho chụp X-quang thông thường. Đó là một kỹ thuật chịu sức nặng liều thấp (ít bức xạ hơn) cho phép đồng thời chụp hình ảnh toàn bộ cơ thể 2 chiều và 3 chiều của bộ xương từ phía trước và mặt bên.
Xét nghiệm máu có thể được dùng để xác định xem chân vòng kiềng có phải do thiếu canxi và vitamin D hay không, hoặc chân vòng kiềng có phải do bệnh Paget gây ra hay không.
Chân vòng kiềng được điều trị như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân, chân vòng kiềng có thể được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật:
Các phương pháp không phẫu thuật
Tùy thuộc vào độ nặng của bệnh và tuổi của bệnh nhân, chân vòng kiềng có thể được điều trị bằng:
Thực phẩm chức năng và thuốc, nếu trẻ bị còi xương.
Tăng trưởng theo định hướng, một kỹ thuật nhằm cố định tạm thời sụn tăng trưởng bình thường ở mặt ngoài khớp gối ở trẻ nhỏ, hoặc cố định vĩnh viễn đối với trẻ lớn hơn.
Các phương pháp phẫu thuật
Các thủ thuật sau đây thường được khuyến cáo nếu các lựa chọn không phẫu thuật không đủ để điều chỉnh chân vòng kiềng, hoặc nếu bệnh nhân không lớn lên nữa (ví dụ như người lớn):
Phẫu thuật đục xương, một loại phẫu thuật xương, để căn chỉnh lại hoặc duỗi thẳng chân. Đối với những trường hợp mức độ vừa phải, chân cũng có thể được ổn định bằng cách gắn một tấm đĩa hoặc que. Đối với những trường hợp nặng, có thể cần một dụng cụ cố định bên ngoài, trong đó các chốt được sử dụng để nối xương với một dụng cụ bên ngoài.
Phẫu thuật kéo dài chi có thể giúp điều chỉnh tình huống trong đó chân vòng kiềng khiến cho một chân ngắn hơn chân kia.
Bác sĩ Lim Yi-Jia, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và cựu trưởng đoàn y tế giải Women's Tennis Association (WTA), chia sẻ các mẹo về cách bảo vệ những đứa trẻ mê vận động của bạn khỏi chấn thương.
Khi còn nhỏ, con bạn sẽ có bàn chân bẹt nhưng khi chúng lớn lên, bàn chân nên phát triển thành hình vòm bình thường. Nếu điều này không xảy ra, bạn nên làm gì?
Các vụ tai nạn và thương tích xảy ra thời thơ ấu là một phần trong quá trình trưởng thành, tuy nhiên các bậc phụ huynh có thể thực hiện một vài việc để hạn chế sự xuất hiện của chúng.