Ung thư đại trực tràng - CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu hỏi thường gặp

Đ: Trong ung thư đại trực tràng giai đoạn 3, ung thư đã lan ra ngoài thành ruột đến các hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa đến các cơ quan xa như gan hoặc phổi.

Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như chảy máu trực tràng, thay đổi thói quen đại tiện, sụt cân không rõ nguyên nhân, khó chịu ở bụng và thiếu máu.

Đ: Chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể cho thấy sự sưng tấy trong đại tràng và trực tràng nếu khối u lớn và ở giai đoạn tiến triển hơn. Tuy nhiên, nội soi đại tràng và sinh thiết vẫn cần thiết để xác nhận chẩn đoán ung thư.

Ung thư đại trực tràng nhỏ hoặc ở giai đoạn sớm có thể không được nhìn thấy trên ảnh chụp CT.

Đ: Ung thư đại trực tràng là một bệnh bắt đầu trong đại tràng (ruột già) hoặc trực tràng. Tùy thuộc vào vị trí của ung thư, nó còn có thể được gọi là ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng.

Đ: Có, ung thư đại trực tràng có thể lan đến các bộ phận khác của cơ thể ở giai đoạn tiến triển (di căn). Nó thường di căn đến gan hoặc phổi, nhưng cũng có thể lan đến các bộ phận khác của cơ thể như não, niêm mạc bụng (phúc mạc), buồng trứng và xương.

Đ: Nếu người thân của bạn đang mắc ung thư đại trực tràng, bạn có thể giúp đỡ bằng cách hỗ trợ về mặt thể chất và tinh thần. Ví dụ, bạn có thể giúp đỡ họ trong các hoạt động hàng ngày, nhắc nhở họ uống thuốc đúng giờ, cùng họ đi khám bệnh hoặc động viên, trấn an khi họ cảm thấy quá sức.

Là người chăm sóc, bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ việc điều trị đang diễn ra của người thân và đảm bảo họ nhận được sự chăm sóc tiếp theo cần thiết để hồi phục.

Đ: Sự tiến triển của ung thư đại trực tràng khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào ung thư, tuổi và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Hầu hết các bệnh ung thư đại trực tràng bắt đầu dưới dạng polyp tiền ung thư, chúng dần dần to ra và chuyển thành ung thư trong vòng 5 - 10 năm. Khi di căn, chúng thường thông qua các hạch bạch huyết và đường máu.

Đ: Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả nam và nữ, đồng thời là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư.

Nếu ung thư đại trực tràng được chẩn đoán và điều trị sớm, cơ hội sống sót tương đối cao, hơn 90%. Bệnh được chẩn đoán càng muộn thì tiên lượng càng kém. Rất may, những đột phá gần đây trong điều trị ung thư đã dẫn đến tỷ lệ sống sót tốt hơn ngay cả trong các trường hợp tiến triển, khi ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Đ: Không thể phát hiện ung thư đại trực tràng chỉ bằng xét nghiệm máu.

Tuy nhiên, nếu nghi ngờ ung thư đại trực tràng, bạn có thể được khuyến nghị làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng cơ thể và dấu ấn ung thư. Dấu ấn ung thư được sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị. Các dấu ấn ung thư phổ biến nhất đối với ung thư đại trực tràng là kháng nguyên carcinoembryonic (CEA) và CA 19-9.

Đ: Ung thư đại trực tràng thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Khi các triệu chứng xuất hiện, chẳng hạn như chảy máu trực tràng và thay đổi thói quen đại tiện, chúng thường dai dẳng và có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Đ: Ung thư đại trực tràng thường được chẩn đoán ở những người trên 50 tuổi.

Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy sự gia tăng của căn bệnh này ở những người trẻ tuổi, với một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những người dưới 55 tuổi có nguy cơ bị chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến triển cao hơn 58%.

Đ: Máu trong phân có thể xuất phát từ bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu hóa. Chảy máu từ đường tiêu hóa trên (như thực quản và dạ dày) có thể khiến phân của bạn có màu đen và giống hắc ín, trong khi máu từ đường tiêu hóa dưới (như đại tràng và hậu môn) có thể có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi.

Đ: Ung thư đại trực tràng có thể gây chảy máu đại tràng hoặc trực tràng, tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.

Ở giai đoạn đầu, có thể có máu trong phân của bạn nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này được gọi là chảy máu ẩn và thường được chẩn đoán thông qua xét nghiệm phân cho thấy một lượng nhỏ máu trong phân và/hoặc xét nghiệm máu cho thấy số lượng hồng cầu thấp.

Đ: Cả trĩ và ung thư đều có thể gây ra máu trong phân. Bệnh trĩ cũng có thể dẫn đến ngứa ở vùng hậu môn và/hoặc cảm giác có cục u bên ngoài hậu môn. Trong ung thư đại trực tràng, thường không có triệu chứng ngứa hậu môn.

Nếu không nội soi đại tràng, không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng. Nếu bạn bị chảy máu trong phân dai dẳng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán đúng càng sớm càng tốt.

Đ: Trong hầu hết các trường hợp, ung thư đại trực tràng là do các đột biến mắc phải xảy ra khi bạn già đi. Chỉ một phần rất nhỏ các trường hợp ung thư đại trực tràng là do đột biến gen di truyền, chẳng hạn như đa polyp tuyến gia đình (FAP), hội chứng Lynch và hội chứng Peutz-Jeghers. Hầu hết các bệnh này được di truyền theo kiểu trội trên NST thường.

Đ: Có, ung thư đại trực tràng đôi khi có thể bị nhầm lẫn với viêm túi thừa, vì cả hai đều có thể xuất hiện khối u trong bụng có thể sờ thấy khi khám hoặc nhìn thấy trên ảnh chụp CT.

Bác sĩ sẽ thực hiện nội soi đại tràng và các xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định.

Đ: Ung thư đại trực tràng thường không gây đau, trừ khi nó đạt đến giai đoạn tiến triển mà bạn thường xuyên và liên tục bị khó chịu ở bụng, chẳng hạn như đầy hơi hoặc đau quặn.

Tuy nhiên, đau không phải là một dấu hiệu rõ ràng của bệnh, vì vậy nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Đ: Khoảng 40 – 50% trường hợp ung thư đại trực tràng có thể di căn đến gan trong vòng vài năm sau khi chẩn đoán ban đầu.

Đ: Không, ung thư đại trực tràng không lây. Nó chỉ xảy ra nếu bạn có các yếu tố nguy cơ gia tăng.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

 

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777