Trật khớp hông - Triệu chứng & Nguyên nhân

Trật khớp hông là gì?

Hông là một khớp cầu. Khi khớp hông bình thường, chỏm cầu ở đầu trên của xương đùi nằm vừa khít trong hốc xương (ổ cối) thuộc xương vùng chậu lớn.

Trật khớp hông là bệnh lý không phổ biến và thường do tác động mạnh gây ra. Tác động này khiến xương đùi bị trật ra khỏi vị trí bình thường ở hông và được gọi là trật khớp hông do chấn thương. Nếu xương đùi không bị trật hoàn toàn ra khỏi hốc xương thì được gọi là trật khớp hông nhẹ hay trật khớp một phần.

Một loại trật khớp hông khác gọi là trật khớp hông bẩm sinh hoặc loạn sản phát triển hông là một bệnh lý diễn tiến khi trẻ sinh ra đã có hông không ổn định.

Trật khớp hông

Lưu ý: Trật khớp hông do chấn thương là tình huống y tế khẩn cấp. Đừng cố di chuyển người bị thương. Hãy tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức.

Các loại trật khớp hông

Trật khớp hông có thể xảy ra theo 2 chiều hướng:

  1. Trật khớp về phía sau, xương đùi bị trật ra khỏi hốc xương về phía sau. Trật khớp loại này khiến phần cẳng chân bị bất động còn đầu gối và bàn chân thì xoay về phía giữa cơ thể. Đây là loại trật khớp hông phổ biến nhất.
  2. Trật khớp về phía trước, xương đùi trượt ra khỏi hốc xương về phía trước. Hông sẽ chỉ bị gập nhẹ lại còn chân sẽ xoay ra ngoài, ra khỏi hẳn phía giữa cơ thể.

Triệu chứng của trật khớp hông là gì?

Trật khớp hông dẫn đến:

  • Đau ở hông
  • Đau khi cử động hông
  • Đi đứng khó khăn

Các triệu chứng liên quan khác có thể gồm:

  • Mất khả năng cử động hông
  • Mất khả năng chịu lực ở chân bị ảnh hưởng
  • Dị dạng ở hông hoặc chân trông ngắn hơn
  • Bầm tím hoặc sưng tấy quanh vùng bị ảnh hưởng

Nguyên nhân gây trật khớp hông là gì?

Trật khớp hông có thể gây ra bởi một tác động mạnh như tai nạn xe cơ giới hoặc ngã từ trên cao xuống khiến chỏm xương đùi trật ra khỏi hốc xương. Tình trạng này còn được gọi là trật khớp hông do chấn thương.

Những yếu tố nào gây nguy cơ trật khớp hông?

Bạn có nguy cơ bị trật khớp hông cao hơn nếu quý vị:

  • Gặp phải tai nạn tác động mạnh, năng lượng cao bất kỳ như những tai nạn liên quan đến phương tiện cơ giới.
  • Tham gia các môn thể thao tác động mạnh như trượt tuyết.

Biến chứng và các bệnh liên quan của trật khớp hông là gì?

Trật khớp hông có thể để lại hậu quả lâu dài, đặc biệt nếu có gãy xương tại các xương:

  • Chấn thương dây thần kinh tọa. Dây thần kinh này kéo dài từ phần lưng dưới xuống đến phía sau chân. Dây thần kinh có thể bị giãn ra và tổn thương khi bị trật khớp hông khiến cẳng chân bị yếu.
  • Hoại tử xương, còn gọi là hoại tử vô mạch. Nếu bị trật ra khỏi hốc xương, xương đùi có thể làm rách các mạch máu và dây thần kinh. Khi việc truyền máu đến chỏm xương đùi (chỏm cầu của khớp hông) bị đứt đoạn, chỏm xương đùi có thể ngưng hoạt động. Đây là một bệnh lý đau đớn, có thể dẫn đến việc khớp hông bị phá hủy và viêm khớp.
  • Viêm khớp. Lớp sụn bảo vệ bao bọc xương có thể bị tổn thương khi bị trật khớp hông. Việc này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp ở khớp hông. Cuối cùng, viêm khớp có thể dẫn đến đau hông và đi lại khó khăn, từ đó cần phải thay khớp hông toàn phần.
  • Trật khớp hông tái phát. Nếu chấn thương không lành hẳn, bạn có thể gặp phải nguy cơ trật khớp tái phát.
Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

 

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777