Trượt (thoát vị) đĩa đệm - CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu hỏi thường gặp

Đ: Trước khi thử phương pháp chữa bệnh ngoài y khoa tại nhà bất kỳ, bạn nên đến gặp chuyên gia y tế có chuyên môn để được đánh giá chính xác trước. Ví dụ về phương pháp chữa bệnh ngoài y khoa tại nhà gồm có:

Đai lưng

Bạn có thể thấy giảm đau trong thời gian ngắn nhờ thiết bị hỗ trợ thắt lưng hoặc đai lưng. Quan trọng là phải tìm được đai phù hợp với hình dạng cột sống của bạn ở tư thế không đau.

Tuy nhiên, đôi khi việc đeo đai lại có thể làm gia tăng cơn đau. Bạn nên ngừng đeo đai nếu cơn đau gia tăng.

Không dùng đai lưng trên 2 tuần. Nếu không, các cơ sẽ bắt đầu thích nghi và mất đi sức mạnh khi đã quen dùng đai.

Tập yoga

Nhìn chung, tập yoga có thể giúp giảm đau lưng, tăng cường sức mạnh của vùng cơ cốt lõi và ngăn ngừa chấn thương thêm. Vì trượt đĩa đệm là chấn thương nghiêm trọng, bạn nên xin phép bác sĩ và tư vấn chuyên môn với huấn luyện viên yoga được đào tạo chuyên nghiệp. Bạn cũng có thể cân nhắc các bài tập theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu giàu kinh nghiệm thay cho tập yoga.

Trong khi tập, không nên thực hiện các động tác làm gia tăng cơn đau ban đầu. Tránh các tư thế đòi hỏi bạn phải:

  • Cúi người về phía trước 90 độ mà không gập đầu gối
  • Vặn quanh vùng lưng
  • Ngồi và gập người về phía trước

Đi bộ

Các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ có thể giúp điều trị thoát vị đĩa đệm miễn là hoạt động đó không làm gia tăng cơn đau.

Đ: Không phải lúc nào thoát vị đĩa đệm cũng tự lành. Trong trường hợp trượt đĩa đệm tự lành, có thể mất 4 – 6 tuần để tình trạng cải thiện.

Đ: Dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của đĩa đệm và tình trạng đè lên dây thần kinh của đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm hầu hết xảy ra ở vùng lưng dưới, mặc dù cũng có thể xảy ra ở cổ, và thường ảnh hưởng đến một bên cơ thể.

Bạn rất có thể sẽ bị:

  • Đau ở mông, đùi và bắp chân, nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm ở vùng lưng dưới
  • Đau nhói hoặc đau rát ở vai và cánh tay, nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm ở cổ
  • Kiểm soát kém, đi lại khó khăn và tay vụng về nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm liên quan đến cột sống cổ và tủy sống
  • Tê hoặc ngứa ran ở bộ phận cơ thể do dây thần kinh bị ảnh hưởng chi phối
  • Mất kiểm soát tiểu tiện hoặc kiểm soát đại tiện khi sa đĩa đệm lớn

Đ: Đôi khi, thoát vị đĩa đệm có thể tự lành theo thời gian. Để giúp cho quá trình khôi phục, bạn có thể thử các cách sau:

  • Nghỉ ngơi
  • Giảm đau tại chỗ như chườm nóng hoặc chườm lạnh
  • Dùng thuốc giảm đau như thuốc giãn cơ và thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)
  • Vật lý trị liệuphục hồi chức năng

Đ: Có, đĩa đệm phồng thoái hóa đôi khi có thể bị vỡ và phát triển thành thoát vị đĩa đệm.

Mặc dù đều gây ảnh hưởng đến đĩa đệm của cột sống, phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm là hai bệnh lý khác nhau:

  • Phồng đĩa đệm thường do thoái hóa do tuổi tác gây ra và ảnh hưởng đến nhiều đĩa đệm. Bệnh lý này diễn tiến theo thời gian và có thể gây ra các vấn đề khác liên quan đến thoái hóa đĩa đệm, như chứng hẹp thắt lưng (tình trạng thu hẹp ống tủy sống).
  • Thoát vị đĩa đệm liên quan đến việc rách hoàn toàn lớp vỏ ngoài của đĩa đệm (bao xơ), thoát vị một phần nhân đĩa đệm (bao xơ) vào ống tủy sống và gây chèn ép dây thần kinh ở đó.

Đ: Có, trượt đĩa đệm nặng không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Trong rất hiếm trường hợp, trượt đĩa đệm có thể cắt đứt các xung thần kinh đến tập hợp dây thần kinh ở cổ, cánh tay, lưng dưới và chân. Tổn thương thần kinh có thể gây:

  • Yếu cơ vĩnh viễn
  • Mất kiểm soát đại tiện hoặc kiểm soát tiểu tiện
  • Mất cảm giác ở một phần cánh tay hoặc chân

Đ: Mặc dù xác suất tái phát sau phẫu thuật là thấp, không có gì đảm bảo trượt đĩa đệm sẽ không tái phát.

Khả năng tái phát phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như:

  • Khả năng có nhiều mảnh đĩa đệm bị vỡ và thoát vị ra ngoài
  • Khả năng đĩa đệm khác có thể bị trật ra ngoài, gây chèn ép dây thần kinh.

Đ: Trong khi phồng đĩa đệm có thể không gây đau đớn, trượt đĩa đệm có nhiều khả năng gây đau và kích ứng rễ thần kinh.

Đ: Thoát vị đĩa đệm đôi khi tự lành theo thời gian, nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 6 tuần – 3 tháng, bạn có thể phải điều trị bằng phẫu thuật. Hãy tìm kiếm trợ giúp y tế nếu bạn bị:

  • Triệu chứng ngày càng trầm trọng
  • Suy giảm thần kinh như yếu cơ ngày càng nặng
  • Mất kiểm soát tiểu tiện hoặc kiểm soát đại tiện

Đ: Nếu không được điều trị, tình trạng trượt đĩa đệm nghiêm trọng có thể dẫn đến:

  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn
  • Mất kiểm soát đại tiện hoặc kiểm soát tiểu tiện
  • Tê liệt một phần, gọi là hội chứng mất cảm giác vùng yên ngựa, khi đó, bạn có thể mất cảm giác ở bàn tay, cánh tay, bắp đùi phía trong, phía sau chân và vùng quanh trực tràng.

Đ: Nếu bị thoát vị đĩa đệm, bạn nên tránh:

  • Nâng vật nặng
  • Hoạt động tác động mạnh
  • Hoạt động gắng sức lặp lại nhiều lần
  • Hoạt động gây áp lực đột ngột lên lưng
  • Mọi hoạt động gây đau đớn hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau hiện tại
Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

 

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777