Dr Ramesh Subramaniam
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Phẫu Thuật Chấn thương Chỉnh Hình
Chấn thương thể thao thường xảy đến trong lúc bạn đang vận động hoặc đang tham gia hoạt động thể thao. Thanh thiếu niên và thanh niên dễ bị dính phải chấn thương thể thao hơn, nhưng trẻ em cũng có thể bị chấn thương. Dưới đây là một vài trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chấn thương thể thao:
Mỗi bộ môn thể thao khác nhau có thể gây ra các chấn thương khác nhau. Dưới đây là ba môn thể thao phổ biến và 9 trong số những chấn thương thường gặp nhất:
Dây chằng chéo trước (ACL) là một trong những dây chằng quan trọng nhất, hỗ trợ trong việc giữ ổn định cho khớp gối. Dây chằng này nối xương đùi với xương cẳng chân (shinbone). Việc rách dây chằng chéo trước thường xảy ra trong suốt những môn thể thao đòi hỏi dừng lại đột ngột hoặc chuyển hướng nhanh, nhảy và đáp đất, hoặc xoay khớp gối khi bàn chân đang được trụ chắc chắn. Bạn có thể nghe hoặc cảm thấy một tiếng “pop” ở đầu gối khi chấn thương xảy ra. Việc rách dây chằng chéo trước có thể khiến cho đầu gối bạn sưng lên, cảm thấy không ổn định, và trở nên quá đau đớn để có thể chịu được sức nặng của bản thân.
Chấn thương háng xảy đến khi bạn đặt quá nhiều áp lực lên các cơ ở khu vực háng và đùi. Khi những cơ này được căng quá mạnh và đột ngột, các cơn căng cơ có thể khiến các cơ bị giãn quá mức hoặc dẫn đến rách. Vận động viên tham gia vào các bộ môn thể thao đòi hỏi rất nhiều các hoạt động như chạy, đá, xoay, và nhảy thường dễ bị mắc phải các cơn đau nhức cơ háng hơn. Có 3 cấp độ đau nhức cơ háng, đa dạng về mức độ nghiêm trọng, với Cấp Độ 1 (Grade 1) là dễ xử lý nhất, và Cấp Độ 3 (Grade 3) là nghiêm trọng nhất:
Cấp Độ 1 (Grade 1): Đau nhẹ, nhưng ít mất sức hoặc cử động
Cấp Độ 2 (Grade 2): Đau vừa, mất sức hoặc cử động, và có một vài mô bị tổn thương.
Cấp Độ 3 (Grade 3): Đau nghiêm trọng, hoàn toàn mất sức hoặc cử động do cơ bị rách hoàn toàn.
Gân gân khoeo thật ra là một nhóm gồm 3 cơ nằm dọc phía sau đùi, cho phép bạn có thể gập chân ở đầu gối. Khi bị bong gân, một hoặc nhiều trong số 3 cơ này bị quá tải, thậm chí có thể bị rách. Tham gia vào các bộ môn thể thao đòi hỏi rất nhiều các hoạt động như chạy, nhảy, đột ngột dừng lại hoặc bắt đầu vận động có thể dẫn đến nguy cơ bị chấn thương gân gân khoeo. Bạn có thể gặp phải các cơn đau ở phía sau chân khi gập duỗi chân, kèm theo tình trạng đau nhức, sưng, và xuất hiện các vết bầm tím.
Dây chằng có vai trò ổn định khớp vô cùng quan trọng, và ngăn ngừa các động tác quá mức của khớp. Khi bạn bắt dây chằng ở cổ chân di chuyển vượt quá mức bình thường, bạn có thể gặp phải nguy cơ bong gân cổ chân. Phần lớn các ca bong gân cổ chân bao gồm tổn thương đến các dây chằng nằm ở bên ngoài cổ chân. Tình huống này thường diễn ra khi bạn lật khớp chân, xoay, hoặc chuyển hướng cổ chân một cách không tự nhiên. Các triệu chứng bao gồm đau khi dồn trọng lượng lên cổ chân, cảm giác đau, sưng, và xuất hiện vết bầm tím.
Viêm gân là tình trạng viêm xảy ra ở gân, gây ra bởi lạm dụng hoặc chấn thương đến gân, thường trong lúc chơi thể thao. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến những bộ phận khác nhau trên cơ thể, như khuỷu tay, cổ tay, ngón tay, và đùi. Một trong những loại viêm gân phổ biến nhất là viêm gân gót chân (Achilles tendinitis), xảy ra khi gân gót chân bị đặt dưới áp lực quá lớn, gây ra viêm. Khi không được điều trị, gân có thể bị rách.
Đau nhức phần trước cẳng chân (còn được biết đến với cái tên y khoa: Hội chứng căng cơ xương chày) là các cơn đau dọc xương cẳng chân, và rất phổ biến đối với các vận động viên chạy bộ. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở các vận động viên đã tăng mức độ tập luyện hoặc thay đổi bài tập thường ngày, gây ra tình trạng các cơ, gân, và xương bị lạm dụng. Chúng có thể bị viêm và đau. Bạn cũng có thể nhận thấy các cơn đau ở mặt trong của xương cẳng chân, và sưng nhẹ tại phần dưới của chân.
Gãy xương do áp lực là những vết nứt nhỏ trên xương, gây ra bởi áp lực lặp đi lặp lại và do lạm dụng xương, như hoạt động nhảy lên nhảy xuống và chạy đường dài. Tuy vậy, tình trạng này cũng có thể xảy ra với mức độ sử dụng bình thường ở xương bị suy yếu do loãng xương. Các vết gãy này thường sẽ xuất hiện ở xương chịu trọng lượng của phần cẳng chân và bàn chân.
Chấn thương cổ tay, như bong gân cổ tay, là một vài trong số những chấn thương phổ biến nhất mà các vận động viên bóng rổ thường gặp phải. Bong gân ở cổ tay xảy đến khi các dây chằng nâng đỡ cổ tay bị giãn quá mức bình thường, và bị rách. Điều này có thể xảy đến khi cổ tay gập hoặc xoay một cách mạnh mẽ, ví dụ như khi bạn bị té và dùng tay chống đỡ.
Đau nhức hông cũng là một loại chấn thương phổ biến gắn liền với bộ môn bóng rổ. Chấn thương hông (Hip strain) xảy ra khi các cơ nâng đỡ khớp hông bị giãn quá mức bình thường, hoặc bị rách, giới hạn biên độ chuyển động của hông. Tình trạng này có thể xuất hiện sau một cú té xuống sân, va chạm với người chơi khác, hoặc lạm dụng khớp hông. Các triệu chứng của đau nhức hông bao gồm đau, sưng, và suy yếu cơ.
Đối với hầu hết các trường hợp, các chấn thương thể thao có thể được ngăn chặn một cách dễ dàng bằng các phương pháp sau đây:
Nếu bạn đang gặp phải chấn thương thể thao tồn tại, bạn có thể điều trị chúng dựa trên nguyên tắc RICE:
Bên cạnh áp dụng phương pháp RICE, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần kê toa giúp quản lý các cơn đau.
Đối với phần lớn các chấn thương thể thao, việc áp dụng phương pháp RICE tại nhà là phương pháp điều trị phù hợp. Tuy vậy, bạn có thể sẽ cần đến sự chăm sóc y tế, hoặc đến cơ sở Trung Tâm Chăm Sóc Khẩn Cấp (UCC) gần nhất, nếu đang gặp phải các triệu chứng sau:
Nếu tình trạng của bạn không có dấu hiệu chuyển biến tốt hơn theo thời gian và bạn phát triển thành một chấn thương mãn tính, hãy xem xét các buổi tham vấn với bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình nhằm đánh giá tình trạng hiện tại và trao đổi về các phương án điều trị.