Bác sĩ Lim Choon Pin
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Nguồn: Shutterstock
Bác Sĩ Nội Tim Mạch
Bạn có thể nhận ra các dấu hiệu của cơn đau tim nếu nó xảy ra với ai đó ngay trước mắt bạn không? Và nếu bạn có nhận ra, liệu bạn có biết phải làm gì?
Chúng ta có xu hướng nghĩ về những cơn đau tim như những sự kiện đột ngột, dữ dội, mà đỉnh điểm là nạn nhân ôm ngực ngã xuống sàn. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các cơn đau tim, còn được gọi là nhồi máu cơ tim, bắt đầu từ từ và thường bị phớt lờ. Thực tế cho thấy 7 trên 10 người ở Singapore không thể nhận ra các triệu chứng của cơn đau tim khi nó xảy ra với họ hoặc với ai đó có mặt cùng họ.
Một cơn đau tim thường bắt đầu từ từ với cơn đau nhẹ và cảm giác khó chịu. Phớt lờ những dấu hiệu này có thể gây tử vong, vì vậy điều quan trọng là bạn có thể nhận ra chúng khi chúng xảy ra và phản ứng nhanh chóng.
Hãy gọi số cấp cứu 995, hoặc nhờ ai đó quanh bạn làm vậy, nếu bạn gặp phải những triệu chứng sau:
Các triệu chứng tương tự nhau giữa nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ có xu hướng gặp phải các triệu chứng khác ngoài cảm giác khó chịu ở ngực, và đôi khi họ bỏ qua các cơn đau ngực. Phụ nữ thường cho rằng các triệu chứng xảy ra là do trào ngược axit, cúm hoặc cảm giác khó chịu vốn là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa.
Hành động nhanh chóng có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Nếu bạn không chắc chắn liệu bạn có đang bị nhồi máu cơ tim hay không, hãy gọi 995 và mô tả các triệu chứng cho tổng đài viên. Nếu các triệu chứng nghiêng về khả năng là cơn đau tim, các nhân viên y tế cấp cứu khi nhận được cuộc gọi sẽ có thể bắt đầu điều trị ngay lập tức khi đến nơi, và đây là cách nhanh nhất để có được phương pháp điều trị có khả năng cứu mạng.
Nên uống Aspirin: Ngoại trừ khi bạn bị dị ứng với nó, hãy uống vài viên aspirin. Thuốc giúp làm loãng máu và ngăn ngừa bất kỳ cục máu đông (nào) trong động mạch chủ của tim trở nên lớn hơn, cải thiện cơ hội sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim.
Nên uống Nitroglycerin: Thuốc này giúp mở rộng các mạch máu để cải thiện việc cung cấp máu cho tim, qua đó mang đến tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu bạn đã từng được kê đơn nitroglycerin trong quá khứ, hãy uống trong khi chờ cấp cứu đến. Tuy nhiên, nitroglycerin không ngăn được cơn đau tim và bạn vẫn cần phải được đánh giá tại khoa cấp cứu càng sớm càng tốt.
Không ho liên tục: Có một tin đồn trong dân gian rằng ho giúp ích trong cơn đau tim. Hành động ho có thể giúp phục hồi lại nhịp tim, nhưng sẽ không có tác dụng giúp ích trong trường hợp bị nhồi máu cơ tim vốn gây ra bởi tình trạng tắc nghẽn.
Không xoa bóp ngực: Nếu nạn nhân vẫn đang nói chuyện và thở được, CPR (hồi sức tim phổi) là không cần thiết. Trừ khi tim của họ đã ngừng đập, còn được gọi là ngừng tim, đừng cố gắng thực hiện CPR.
Các bệnh tim mạch ảnh hưởng cả nam và nữ, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Đây không phải là một căn bệnh chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi. Nhiều yếu tố gây rủi ro tim mạch có liên quan đến lối sống, và có nhiều biện pháp mà bạn có thể thực hiện để giảm khả năng mắc bệnh.
Thay đổi lối sống lành mạnh hơn có thể giúp giảm rủi ro gặp phải cơn đau tim.
Dưới đây là một số thay đổi lối sống được khuyến nghị:
Bỏ thuốc lá Hút thuốc khiến bạn nằm trong nhóm có nguy cơ đau tim cao hơn. Vốn dĩ rất khó để bỏ bất kỳ thói quen nào đã thực hành lâu ngày, tuy nhiên điều này có thể thực hiện được với sự hỗ trợ chuyên nghiệp. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc bỏ hút thuốc, hãy cân nhắc gọi cho QuitLine (Đường Dây Cai Thuốc) theo số 1800-438-2000, một đường dây trợ giúp miễn phí cung cấp tư vấn cho những ai muốn bỏ hút thuốc lá. Khói thuốc thụ động cũng có thể gây hại, vì vậy nếu có người xung quanh bạn hút thuốc, hãy tránh ở gần họ khi họ châm thuốc.
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn chống lại các bệnh tim mạch, kiểm soát các yếu tố nguy cơ như cholesterol cao, tiểu đường và béo phì. Hãy chọn các loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin và khoáng chất, có hàm lượng chất xơ cao và ít calo. Ăn nhiều rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt, sữa, thịt gia cầm, cá, dầu thực vật và các loại hạt. Tránh các thực phẩm chế biến sẵn cũng như đồ ăn và thức uống có hàm lượng đường cao. Kiểm soát khẩu phần ăn để tránh ăn quá nhiều và tăng cân quá mức.
Mức cholesterol xấu cao hoặc mức cholesterol tốt thấp có thể dẫn đến xơ vữa động mạch - sự tích tụ các chất béo trong thành động mạch làm tăng nguy cơ đau tim. Để giảm mức cholesterol xấu, hãy cắt giảm lượng thức ăn có hàm lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol cao. Tăng mức cholesterol HDL (cholesterol tốt) bằng cách tập thể dục thường xuyên.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải mỗi tuần có thể giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol và duy trì cân nặng hợp lý. Tất cả những điều này đều góp phần làm giảm nguy cơ đau tim của bạn.
Nếu bạn đã không tập thể dục trong một thời gian dài, hãy bắt đầu từ từ với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ buổi sáng trước khi tăng dần cường độ đến các hoạt động thể chất cường độ cao hơn như chạy. Các nghiên cứu cho thấy những người tham gia vào một lượng bài tập vừa phải có tuổi thọ cao hơn và ít có nguy cơ tử vong sớm hơn nhiều so với những người có lối sống ít vận động và ít tập thể dục.
Nếu bạn bị thừa cân, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các khuyến nghị về chế độ ăn uống và lối sống để giảm cân. Bạn cũng có thể cân nhắc đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thiết kế chế độ ăn uống dinh dưỡng chứa ít calo. Cố gắng tránh thực hiện các chế độ ăn kiêng theo xu hướng thịnh hành vì hầu hết các chế độ ăn kiêng này đều không bền vững và thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe của bạn về lâu dài. Cách giảm cân an toàn và hiệu quả là thực hiện từ từ, bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cùng với tập thể dục thường xuyên.
Thường được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng, căng thẳng có thể góp phần gây ra các bệnh tim vì nó có thể kích hoạt thói quen ăn quá nhiều, hình thành thói quen lối sống xấu như một cơ chế đối phó và dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém. Một số cách để giúp kiểm soát mức độ căng thẳng bao gồm thiền chánh niệm, hít thở sâu và tập yoga.
Mặc dù tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức độ vừa phải không có hại cho sức khỏe tim mạch, nhưng uống quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim, góp phần gây ra mức triglyceride cao và gây rối loạn nhịp tim. Hạn chế lượng đồ uống có cồn không quá hai lần mỗi ngày.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tầm soát tim mạch thường xuyên có thể giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn và nguy cơ bệnh tim, cho phép bạn hành động trước khi bạn có nguy cơ bị đau tim. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ tim mạch để biết những xét nghiệm nào phù hợp với bạn dựa trên hồ sơ sức khỏe của bạn.